Doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn viên du lịch tự do có bị phạt không?

29/09/2021
Doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn viên du lịch tự do bị phạt
1149
Views

Hướng dẫn viên du lịch là nghề vô cùng hot; tuy nhiên đòi hỏi về nghiệp vụ cũng rất cao. Trước đây, các hướng dẫn viên hoạt động tự do mà không cần doanh nghiệp đứng sau trợ giúp. Giờ đây, khi quy định mới ban hành, các hướng dẫn viên du lịch bắt buộc phải giao kết hợp đồng với doanh nghiệp mới có thể hoạt động. Tuy vậy, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng muốn giao kết hợp đồng với hướng dẫn viên du lịch. Vậy doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn viên du lịch tự do bị phạt không? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.

Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tôi là một hướng dẫn viên du lịch hiện đang thất nghiệp. Tôi mới bị công ty cho nghỉ việc gần đây. Tôi có nghe nói người lao động mất việc có thể nhận hỗ trợ. Tuy nhiên, tôi không ký hợp đồng lao động với công ty nên không được nhận. Vậy công ty của tôi có thể bị phạt không? Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.

Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Điều kiện hành nghề hướng dẫn viên du lịch

Điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch bao gồm:

  • Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;
  • hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;
  • Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.

Như vậy, để có thể hành nghề hướng dẫn viên du lịch, ngoài việc phải có thẻ hướng dẫn viên du lịch ra; còn phải giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Thuật ngữ “hướng dẫn viên du lịch tự do” dùng để chỉ những hướng dẫn viên không hoạt động theo hợp đồng lao động; tự chủ giao kết hợp đồng lữ hành với khách hàng; và đặc biệt là họ nhận việc theo ý muốn, không phải do sự phân công của doanh nghiệp lữ hành.

Mời bạn đọc xem thêm:

Kể từ khi Luật du lịch 2017 có hiệu lực, lực lượng hướng dẫn viên du lịch tự do vô tình trở thành đối tượng vi phạm pháp luật. Bởi họ đang thực hiện hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp lữ hành

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
  • Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;
  • Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;
  • Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;
  • Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;
  • Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
  • Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
  • Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;
  • Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.

Sử dụng hướng dẫn viên du lịch tự do bị phạt

Theo quy định ở trên, doanh nghiệp lữ hành phải có nghĩa vụ phải sử dụng hướng dẫn viên du lịch theo hợp đồng. Tức là khi hướng dẫn viên làm việc tại doanh nghiệp sẽ phải làm hợp đồng lao động. Điều này là hoàn toàn phù hợp trong thời buổi kinh tế hiện nay. Nhất là thời điểm dịch bệnh,

Doanh nghiệp lữ hành không giao kết hợp đồng lao động với hướng dẫn viên du lịch là vi phạm pháp luật; và sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể theo Nghị định 45/2019/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc không là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch theo quy định;

b) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch;

c) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để thực hiện chương trình du lịch mà không có hợp đồng hướng dẫn hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo quy định;

d) Không viết hoặc không gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Như vậy, doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi không giao kết hợp đồng lao động với hướng dẫn viên du lịch. Ngoài ra, đây là mức phạt đối với cá nhân vi phạm. Mức hình phạt đối với tổ chức sẽ gấp 02 lần mức hình phạt quy định.

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn viên du lịch tự do có phải đóng bảo hiểm cho nhân viên không?

Câu trả lời là không. Doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn viên du lịch tự do tức là về mặt căn cứ tính bảo hiểm là hợp đồng lao động thì không có. Do đó, doanh nghiệp không cần phải mua bảo hiểm xã hội cho nhân viên tự do.

Doanh nghiệp dùng hướng dẫn viên tự do có phải chịu trách nhiệm về hoạt động của nhân viên không?

Câu trả lời là không. Doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn viên du lịch tự do thì tức là không có hợp đồng lao động. Mà không có hợp đồng lao động thì không có căn cứ để quy kết trách nhiệm của hướng dẫn viên cho doanh nghiệp. Khi đó, hướng dẫn viên phải tự chịu trách nhiệm.

Hướng dẫn viên du lịch tự do mất việc có được nhận hỗ trợ dịch bệnh không?

Câu trả lời là không. Hướng dẫn viên du lịch mất việc không nhận được hỗ trợ người lao động gặp khó khăn vì dịch bệnh do không có hợp đồng lao động.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn viên du lịch tự do bị phạt. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời