Xin chào Luật sư 247. Em hiện đang là sinh viên chuyên ngành Luật của một trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, nay em có thắc mắc liên quan đến quy định pháp luật về luật doanh nghiệp, mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp. Em có tìm hiểu thì được biết rằn doanh nghiệp nhà nước một một bộ phận của nền kinh tế nhà nước, có vai trò đặc biệt quan trọng, vậy không biết rằng doanh nghiệp nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp nào? Với những đặc thù riêng biệt của loại hình thức doanh nghiệp này thì doanh nghiệp nhà nước có thể thực hiện đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng những hình thức nào? Mong được Luật sư hỗ trợ, em xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Doanh nghiệp nhà nước là gì?
Doanh nghiệp nhà nước một bộ phận của kinh tế nhà nước và luôn được xác định giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, quan niệm về doanh nghiệp nhà nước trong các văn bản pháp luật ở nước ta có sự thay đổi theo thời gian. Theo khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.”.
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (tức sở hữu 100%). Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ sở hữu trong trường hợp có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên 50% và dưới 100%.
Doanh nghiệp nhà nước có đặc điểm gì?
– Chủ đầu tư: là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân khác. Với tư cách là chủ đầu tư duy nhất vào doanh nghiệp, nhà nước có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của từng doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, Nhà nước có quyền quyết định về hình thành, tổ chức lại và định đoạt; quyết định mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính; quyết định mô hình tổ chức quản lý, quyết định giải thể; kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp…..
– Sở hữu vốn: Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (100%) hoặc sở hữu phần vốn góp chi phối (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ).
– Hình thức tồn tại: doanh nghiệp nhà nước có nhiều hình thức tồn tại. Nếu doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì có các loại hình doanh nghiệp như: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước. Nếu doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì có thể tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
- Trách nhiệm tài sản: doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp. Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp.
– Tư cách pháp lý: doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân.
– Luật áp dụng: các công ty nhà nước đã thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Các loại doanh nghiệp nhà nước khác tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP và khoản 12 Điều 2 Nghị định 140/2020/NĐ-CP) quy định về việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước như sau:
Đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quyền sử dụng tài sản, tiền vốn thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp trong đó bao gồm đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại Điều 28, Điều 29 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
a) Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của pháp luật và phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đảm bảo có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư.
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không được sử dụng tài sản, tiền vốn, quyền sử dụng đất giao hoặc thuê để góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trừ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có ngành nghề kinh doanh chính là ngành nghề kinh doanh bất động sản theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản), không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Đối với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, không hạn chế trong các lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, quỹ đầu tư.
c) Trường hợp doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã góp vốn, đầu tư vào các lĩnh vực quy định tại Điểm b Khoản này không thuộc trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư phải thực hiện phương án cơ cấu lại và chuyển nhượng toàn bộ số vốn đã đầu tư theo quy định.
…
Như vậy, theo quy định doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) được quyền sử dụng tài sản, tiền vốn thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp trong đó bao gồm đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước cần tuân thủ các quy định của pháp luật khi thực hiện đầu tư ra ngoài doanh nghiệp và phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đảm bảo có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư.
Doanh nghiệp nhà nước không được sử dụng tài sản, tiền vốn, quyền sử dụng đất thuê để góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản; không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán.
Doanh nghiệp nhà nước có thể thực hiện đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng những hình thức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định về các hình thức đầu tư ra ngoài doanh nghiệp mà doanh nghiệp nhà nước có thể áp dụng như sau:
Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
…
2. Hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp:
a) Góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; góp vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới;
b) Mua cổ phần tại công ty cổ phần, mua phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
c) Mua toàn bộ doanh nghiệp khác;
d) Mua công trái, trái phiếu.
…
Như vậy, doanh nghiệp nhà nước có thể thực hiện đầu tư ra ngoài doanh nghiệp với các hình thức như:
– Góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; góp vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới;
– Mua cổ phần tại công ty cổ phần, mua phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
– Mua toàn bộ doanh nghiệp khác;
– Mua công trái, trái phiếu.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Bất cập trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì?
- Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm điều gì?
- Người nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật doanh nghiệp Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Doanh nghiệp nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ soạn thảo giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh chóng, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ – công ty con, tập đoàn kinh tế.
Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như:
– Hệ thống truyền tải điện quốc gia;
– Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân;
– In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng;
– Xổ số kiến thiết;
Hiện nay có các loại hình doanh nghiệp nhà nước như sau:
– Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
– Công ty TNHH 2 thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
– Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.