Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thực hiện tặng cho tài sản có bị vô hiệu không?

21/10/2022
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thực hiện tặng cho tài sản có bị vô hiệu không
304
Views

Nhiều độc giả gửi câu hỏi đến cho Luật sư 247 thắc mắc về vấn đề Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thực hiện tặng cho tài sản có bị vô hiệu không? Khi nào doanh nghiệp được xem là mất khả năng thanh toán? Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có những quyền gì? Giao dịch nào của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được coi là vô hiệu? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Mất khả năng thanh toán là gì?

Mất khả năng thanh toán trong tiếng Anh là Insolvency. Mất khả năng thanh toán là một thuật ngữ khi một cá nhân hoặc tổ chức không còn có thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình đối với người cho vay khi các khoản nợ đến hạn. 

Trước khi một công ty hoặc một người mất khả năng thanh toán tiến hành; các thủ tục tuyên bố phá sản, họ sẽ có các thỏa thuận không chính thức; với các chủ nợ, chẳng hạn như các thỏa thuận thanh toán thay thế.  Mất khả năng thanh toán có thể phát sinh; từ việc quản lí tiền mặt kém, một sự sụt giảm mạnh trong dòng tiền hay chi phí tăng lên quá cao. 

Khi nào doanh nghiệp được xem là mất khả năng thanh toán?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật phá sản 2014:

Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp; hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03; tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”.

Theo quy định trên, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp bao gồm các dấu hiệu sau:

– Thứ nhất, khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được; là khoản nợ không có đảm bảo và khoản nợ có đảm bảo một phần. Như vậy, nếu khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp; không thanh toán được là khoản nợ có đảm bảo thì đây không được coi; là dấu hiệu của việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

– Thứ hai, mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp; không còn tài sản để trả nợ mà mặc dù doanh nghiệp còn tài sản để trả nợ; nhưng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn; cho chủ nợ không có đảm bảo; và chủ nợ có đảm bảo một phần.

– Thứ ba, pháp luật hiện hành không quy định một mức khoản nợ; cụ thể nào để xác định là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán. Do đó, không thể căn cứ vào khoản nợ ít hay nhiều; để xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán; mà căn cứ vào thời điểm trả nợ đã được các bên thỏa thuận trước đó. Cụ thể là trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

– Thứ tư, khoản nợ được coi là mất khả năng thanh toán là khoản nợ mà chủ doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động kinh doanh hợp pháp của mình.

Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thực hiện tặng cho tài sản có bị vô hiệu không
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thực hiện tặng cho tài sản có bị vô hiệu không

Khoản nợ đến hạn thanh toán là khoản nợ đã được xác định rõ thời hạn thanh toán, mà đến thời hạn đó doanh nghiệp, hợp tác xã phải có nghĩa vụ trả nợ. Thời hạn thanh toán này được các bên thừa nhận, thỏa thuận hoặc được xác định thông qua bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, phán quyết của Trọng tài thương mại hoặc trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán bao gồm 02 trường hợp:

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.

Như vậy, doanh nghiệp bị coi là mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp đó  không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đến hạn (khoản nợ không có bảo đảm và khoản nợ có bảo đảm một phần) trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Chỉ khi doanh nghiệp có đầy đủ các dấu hiệu này thì Tòa án mới ra quyết định mở thủ tục phá sản theo yêu cầu của các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thực hiện tặng cho tài sản có bị vô hiệu không?

Tại Điều 59 Luật Phá sản 2014 quy định giao dịch bị coi là vô hiệu, theo đó: 

1. Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;

b) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

c) Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;

d) Tặng cho tài sản;

đ) Giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

e) Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện với những người liên quan trong thời gian 18 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản thì bị coi là vô hiệu.

3. Những người liên quan quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:

a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đối với công ty con;

b) Công ty con đối với công ty mẹ; doanh nghiệp do hợp tác xã thành lập đối với hợp tác xã;

c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã đối với hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;

d) Người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã đối với doanh nghiệp, hợp tác xã;

đ) Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;

e) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho những người quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này;

g) Doanh nghiệp trong đó những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó;

h) Nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.

4. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm xem xét giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, nếu phát hiện giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì đề nghị Tòa án nhân dân xem xét tuyên bố giao dịch vô hiệu.

Như vậy, việc thực hiện giao dịch tặng cho tài sản của công ty em bạn được xem là vô hiệu vì đã thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản.

Giao dịch nào của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được coi là vô hiệu?

Những giao dịch sau đây nếu được doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án Nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản sẽ bị coi là vô hiệu (trong thời hạn 18 tháng nếu các giao dịch này được thực hiện với những người liên quan):

  • Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;
  • Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp;
  • Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;
  • Tặng cho tài sản;
  • Giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 “Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thực hiện tặng cho tài sản có bị vô hiệu không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; đăng ký phát hành hóa đơn điện tử; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có chắc chắn bị phá sản không?

Theo quy định, không phải cứ mất khả năng thanh toán thì doanh nghiệp sẽ bị tuyên bố phá sản. Theo quy định tại điều 37 Luật Phá sản 2014 thì sau khi Tòa án nhận đơn yêu cầu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và chủ nợ có quyền thương lượng với nhau. Nếu việc thương lượng thành công và thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn thì Tòa án sẽ tiến hành trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Ngoài ra, sau khi mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán vẫn có thể xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. 

Mất khả năng thanh toán nhưng không nộp đơn phá sản doanh nghiệp có bị phạt?

Theo quy định, khi doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán nhưng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì sẽ bị phạt đến 3 triệu đồng.

Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều tỉnh khác nhau thì giải quyết phá sản ở đâu?

Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều tỉnh khác nhau.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.