Tùy theo lĩnh vực kinh doanh mà pháp luật có những quy định khác nhau về thời hạn, thời hạn, hình thức sở hữu, quyền và nghĩa vụ đối với các doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra là pháp luật quy định hiện nay doanh nghiệp có được sở hữu đất ở không năm 2022? Để biết được quy định về quyền sở hữu đất ở đối với doanh nghiệp. Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi, hi vong sẽ giải đáp được thắc mắc của quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Sở hữu đất đai là gì?
Đất đai là khu vực đất có diện tích cụ thể, ranh giới phân chia rõ ràng và có thuộc tính tương đối ổn định. Hoặc nếu có thay đổi sẽ có tính chu kỳ và dự đoán được. Việc sử dụng đất có ảnh hưởng đến các yếu tố khác như kinh tế-xã hội, yếu tố tự nhiên như thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn, động vật cư trú,… cũng như những hoạt động khác của con người.
Trong điều 4 về sở hữu luật đất đai 2013 đã quy định cụ thể như sau:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Đất đai đóng vai trò quan trọng đối với lãnh thổ Việt Nam, đã tồn tại và phát triển cùng với lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta. Đây chính là thành quả của sự nghiệp xây dựng đất nước của cả dân tộc trong một quá trình dài. Vì vậy, không có bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào có thể độc chiếm sở hữu, mà đất đai phải thuộc sở hữu chung của toàn dân tộc. Sở hữu đất đai giúp người dân có thể tạo ra của cải, vật chất nâng cao cuộc sống của nhân dân cũng như phát triển kinh tế- xã hội nói chung.
Doanh nghiệp có được sở hữu đất ở không năm 2022?
Doanh nghiệp có được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở của cá nhân để sử dụng vào mục đích làm trụ sở?
Điều 168 Luật Đất đai năm 2013 quy định rằng người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân thông qua một hợp đồng dân sự hợp pháp.
Tuy nhiên, để chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tổ chức thực hiện quyền chuyển nhượng phải bảo đảm điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai năm 2013;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Để thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, doanh nghiệp của bạn và người sử dụng đất lập hợp đồng chuyển nhượng.
Theo quy định của Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 và Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.
Sau khi chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng làm thủ tục sang tên đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Về vấn đề có được sử dụng đất đó vào mục đích làm trụ sở hoạt động của doanh nghiệp hay không?
Theo Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 thì:
Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng”.
Theo quy định trên, thì trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất của doanh nghiệp bạn không phải chuyển mục đích sử dụng đất, như vậy, sau khi thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, doanh nghiệp bạn có thể xây dựng trụ sở doanh nghiệp trên đất đó.
Doanh nghiệp nước ngoài có được sở hữu đất tại Việt Nam không?
Khoản 7, điều 5 Luật đất đai năm 2013 quy định:
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Tuy nhiên khoản 1, điều 169 Luật đất đai năm 2013 quy định:
1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thông qua chuyển đổi quyền sử dụng đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 179 của Luật này;
b) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ;
c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 và điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này;
d) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất;
đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;
e) Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
g) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
h) Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất;
i) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định;
k) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung;
l) Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành;
m) Tổ chức là pháp nhân mới được hình thành thông qua việc chia tách hoặc sáp nhập theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật được nhận quyền sử dụng đất từ các tổ chức là pháp nhân bị chia tách hoặc sáp nhập.
Doanh nghiệp nước ngoài không thuộc đối tượng được mua đất tại Việt Nam, theo đó Doanh nghiệp nước ngoài được sử dụng đất dưới các hình thức sau:
- Nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với doanh nghiệp liên doanh;
- Nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
- Nhận quyền sử dụng đất thông qua việc được Nhà nước cho thuê đất;
- Nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung;
Mời bạn xem thêm:
- Khởi kiện quyết định thu hồi đất năm 2022 như thế nào?
- Khiếu nại quyết định thu hồi đất năm 2022 như thế nào?
- Nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp qua thẻ ATM năm 2022 ntn?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Doanh nghiệp có được sở hữu đất ở không năm 2022?“. Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: giá đất bồi thường khi thu hồi đất, thu hồi đất nông nghiệp, khiếu nại quyết định thu hồi đất, khởi kiện quyết định thu hồi đất,… Nếu quý khách có nhu cầu mua bán doanh nghiệp; hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để được phục vụ tốt nhất: 0833102102. Hoặc liên hệ qua:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh bất động sản tại Việt Nam thông qua hình thức đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua.
Trường hợp doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà theo dự án:
Sau khi hoàn thành việc xây dựng theo dự án, chủ đầu tư được quyền bán nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.
Người mua nhà ở của doanh nghiệp sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất . Chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người mua trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà ở cho người mua nhà, trừ trường hợp người mua nhà tự nguyện làm thủ tục.
Đối với doanh nghiệp không hoạt động kinh doanh bất động sản, khi có nhu cầu về nhà ở cho những người đang làm việc tại doanh nghiệp đó ở thì doanh nghiệp được mua và sở hữu một hoặc một số căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại và không thuộc khu vực hạn chế hoặc cấm người nước ngoài cư trú, đi lại tại Việt Nam.
Doanh nghiệp chỉ được sử dụng nhà ở vào mục đích để ở, không được dùng để cho thuê, làm văn phòng hoặc sử dụng vào mục đích khác.