Dọa giết cán bộ công an bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

03/12/2021
Dọa giết cán bộ công an bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật
579
Views

Cho rằng một cán bộ công an không giải quyết thỏa đáng đơn thư của mình; Lê Văn Hoàn đã nhiều lần gọi điện dọa giết rồi thuê 2 đối tượng khác ném bom xăng vào nhà nạn nhân. Vậy hành vi Dọa giết cán bộ công an bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu

Tóm tắt vụ việc

anh N.V.C. (cán bộ Công an huyện Đức Thọ, trú thôn Tân Hồ, xã Tân Mỹ Hà, Hương Sơn) được lãnh đạo đơn vị phân công giải quyết đơn thư của Lê Văn Hoàn (SN 1989, trú thị trấn Đức Thọ).

Do không đồng ý với kết quả giải quyết nên trong khoảng thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 3/2021, Hoàn đã nhiều lần gọi điện có lời nói đe dọa giết anh C. Đồng thời, Hoàn thuê Lưu Đình Lực (SN 1996, trú tại thị trấn Đức Thọ), Phan Đăng Thành (SN 2000, trú tại xã Thanh Bình Thịnh) để chặn đánh, đe dọa anh C.

Khoảng 3h30 ngày 3/7, Hoàn đã chỉ đạo Lực và Thành mang theo 3 chai “bom xăng” tự chế trước đó đến châm lửa ném vào nhà anh C. tạo thành 3 điểm cháy lớn.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Nội dung tư vấn

Tòa án nhân dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 3 bị cáo: Lê Văn Hoàn, Lưu Đình Lực, Phan Đăng Thành về tội “đe dọa giết người”.

Đe dọa giết người là gì?

Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì phạm tội đe dọa giết người. Trong đó, hành vi “đe dọa” trên có thể được thực hiện; bằng nhiều hình thức khác nhau như qua lời nói, viết thư, gọi điện…; hoặc bằng các cử chỉ, hành động như đi tìm công cụ; phương tiện đe dọa giết người dẫn đến tâm lý bất an, lo sợ cho người bị đe dọa.

Hậu quả của hành vi đe dọa giết người là sự lo sợ rằng việc bị giết có thể xảy ra nhưng chưa xảy ra trên thực tế.

Cấu thành tội phạm của tội đe dọa giết người

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội đe doạ giết người là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự; và đủ tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự

Khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng của công dân.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).

Mục đích của người phạm tội là đe dọa cho nạn nhân lo sợ chứ không có ý định giết người

Nếu ban đầu đe dọa nạn nhân sau đó giết nạn nhân thì người đó phạm tội giết người chứ không phải đe dọa giết người.

Mặt khách quan của tội phạm

+ Có hành vi làm cho người bị đe doạ biết được khả năng tính mạng của họ sẽ bị xâm phạm (bị giết chết).

Hành vi này được thể hiện bằng trực tiếp (như bằng lời nói trước mặt, nói trực tiếp với người bị đe doạ) hoặc bằng gián tiếp (như qua thư, qua điện thoại hoặc nhắn qua người khác).

+ Có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện.

Vấn đề xác định có hay không có căn cứ cho rằng người đe doạ có khả năng sẽ hành động thực sự trên thực tế là rất khó xác định và cần phải xét một cách toàn diện trên các mặt sau: Phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi đe doạ, nguyên nhân của việc xảy ra hành vi đe doạ, mâu thuẫn giữa người có hành vi đe doạ với người bị đe doạ, trạng thái tâm lý, xử sự của người bị đe doạ sau khi bị đe doạ và số lần đe doạ và khả năng thực hiện các hành vi đó của người đe doạ…

+ Dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa tội đe doạ giết người (phạm tội chưa đạt) với tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị là sự công khai hoặc không công khai hành vi chuẩn bị công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của người khác, cả hai tội nêu trên tội phạm đều chuẩn bị công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi giết người.

Dọa giết cán bộ công an bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

Tội đe dọa giết người được quy định tại điều 133 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, mức phạt Tội đe dọa giết người được chia làm 2 khung. Cụ thể:

Khung 1

Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Ném bom xăng vào nhà cán bộ công an bị xử lý như thế nào

Hành vi ném bom xăng vào nhà cán bộ công an; là hành vi hết sức nguy hiểm; có thể gây hỏa hoạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và đời sống; của người dân sống gần khu vực đó.

Xử phạt hành chính

Nếu hành vi ném bom xăng gây thiệt hại về tài sản hoặc gây thương tích cho người khác; mà chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính;

Theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác; ”   

Và theo điểm a khoản 2 Điều 15, Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác”

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Nếu hành vi ném bom xăng gây thiệt hại về tài sản; từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng; nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 1, Điều 178, Bộ luật hình sự 2015; thì có thể bị xử lý hình sự về tội Huỷ hoại hoặc Cố ý làm hư hỏng tài sản người khác.

 “Điều 178 Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Giải quyết vấn đề

Như vậy hành vi của Hoàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội đe dọa giết người; quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự. Khung hình phạt cao nhất của tội này là 7 năm tù. Tuy nhiên dựa vào tình tiết vụ án; Tại phiên sơ thẩm, HĐXX đã tuyên phạt Lê Văn Hoàn 4 năm tù giam.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Dọa giết cán bộ công an bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tội đe dọa giết người được phân loại là tội phạm gì?

Căn cứ điều 9 bộ luật hình sự 2015 phân loại về tội phạm thì người thực hiện tội phạm trên là tội phạm nghiêm trọng.

Hồ sơ khởi kiện khi bị đe dọa về tính mạng?

Hồ sơ khởi kiện khi bị đe dọa về tính mạng gồm:
– Đơn khởi kiện (Mẫu đơn)
– Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)
– Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).
– Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện; của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm; hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng).
– Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận, giải quyết đơn tố cáo đe dọa giết người?

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận