Chào Luật sư, tôi muốn kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng hiện nay được quy định ra sao? Để được xuất nhập khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng cần đáp ứng điều kiện như thế nào? Điều kiện xuất nhập khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng thế nào? Kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng có phải là ngành kinh doanh có điều kiện không? Tôi muốn mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu thì cần chuẩn bị những gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Luật sư 247 xin được tư vấn cho bạn như sau:
Khí dầu mỏ hóa lỏng là gì?
Khí dầu mỏ hóa lỏng là sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành phần chính là propan (công thức hóa học C3H8) hoặc butan (công thức hóa học C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này, tên tiếng Anh: Liquefied Petroleum Gas (viết tắt là LPG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LPG ở thể khí và khí được nén đến một áp suất hoặc làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LPG chuyển sang thể lỏng.
Khí thiên nhiên hóa lỏng là sản phẩm hydrocacbon ở thể lỏng, có nguồn gốc từ khí tự nhiên với thành phần chủ yếu là Metan (công thức hóa học: CH4 tên tiếng Anh: Liquefied Natural Gas (viết tắt là LNG); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LNG ở thể khí và khi được làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LNG chuyển sang thể lỏng.
Điều kiện xuất nhập khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng thế nào?
Điều kiện đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có cầu cảng hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 05 năm cầu cảng thuộc hệ thống cảng Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng;
c) Có bồn chứa khí hoặc hợp đồng thuê bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn;
d) Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
đ) Có chai LPG hoặc hợp đồng thuê chai LPG đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG kinh doanh LPG chai.
2. Đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh khí qua đường ống ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này còn phải có đường ống vận chuyển khí và trạm cấp khí đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Điều kiện đối với thương nhân sản xuất, chế biến khí như thế nào?
1. Điều kiện đối với thương nhân sản xuất, chế biến khí gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở sản xuất, chế biến khí được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng;
c) Dây chuyền, máy, thiết bị đã được kiểm định theo quy định;
d) Có phòng thử nghiệm chất lượng khí hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 01 năm của thương nhân, tổ chức có phòng thử nghiệm đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
đ) Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
2. Đối với thương nhân sản xuất, chế biến LNG ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có hệ thống bơm, nạp LNG để vận chuyển hoặc có hệ thống thiết bị phục vụ hoạt động hóa khí cung cấp cho khách hàng.
3. Đối với thương nhân sản xuất, chế biến CNG ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có trạm nén khí CNG.
Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí thế nào?
1. Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí gồm:
a) Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn hoặc có chai LPG đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường hoặc có hợp đồng thuê bồn, thuê chai LPG;
c) Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
2. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí qua đường ống ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có đường ống vận chuyển khí và trạm cấp khí đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
3. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán LNG ngoài điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có trạm cấp LNG hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
4. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán CNG ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều này và phải có xe bồn CNG, trạm nén CNG, trạm cấp CNG hoặc trạm nạp CNG vào phương tiện vận tải đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ LPG chai như thế nào?
1. Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có hợp đồng tối thiểu 1 năm bán LPG chai với thương nhân có giấy chứng nhận đủ điều kiện còn hiệu lực theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp cửa hàng trực thuộc của thương nhân.
3. Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cách tính tiền bồi thường khi thu hồi đất
- Bản án hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều kiện xuất nhập khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng thế nào?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
1. Trạm nén CNG phải thuộc thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Trạm nén phải được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng.
3. Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
. Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có đầy đủ các quy định về an toàn, quy trình sản xuất, quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.
3. Có dây chuyền, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất chai LPG mini theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
4. Có các thiết bị kiểm tra đáp ứng yêu cầu kiểm tra an toàn chai LPG mini theo quy định.
5. Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
1. Thương nhân có cầu cảng thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng theo quy định của pháp luật.
2. Cầu cảng thuộc quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.