Điều kiện nuôi con nuôi giữa cha dượng với con riêng của vợ

24/09/2021
Điều kiện nuôi con nuôi giữa cha dượng với con riêng của vợ
980
Views

Cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ, chồng làm con nuôi sẽ giúp trẻ sống với gia đình gốc của mình; dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống mới nhanh chóng hơn. Đây là việc làm mang tính nhân văn sâu sắc có ý nghĩa không chỉ đối với các cá nhân tiến hành nhận nuôi con nuôi; trẻ em được nhận nuôi mà còn có ý nghĩa đối với xã hội về sự đùm bọc, yêu thương nhau. Vậy Điều kiện nuôi con nuôi giữa cha dượng với con riêng của vợ là gì?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Nuôi con nuôi là gì?

Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010 đã đưa ra khái niệm con nuôi và cha mẹ nuôi. Theo đó: “ Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký”. Và “ cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi; sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký”.

Khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi quy định : “ Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ; và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi”. Quan hệ cha, mẹ và con giũa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi”. Nuôi con nuôi là việc một người nhận nuôi dưỡng một người khác không do học trực tiếp sinh ra nhằm xác lập quan hệ cha mẹ; và con trên cơ sở ý chí tự nguyện của các bên. Việc nhận nuôi được coi là một sự kiện pháp lý; làm phát sinh quan hệ nuôi dưỡng giữa người nhận nuôi và con nuôi; bao gồm các sự kiện:

– Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi; phải thể hiện ý chí của mình về việc mong muốn nhận nuôi trẻ.

– Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được cho làm con nuôi: ý chí này phải hoàn toàn độc lập.

– Sự thể hiện ý chí của bản thân người con nuôi: con từ 9 tuổi trở lên có quyền được thể hiện ý chí đối với việc nhận nuôi.

– Sự thể hiện ý chí của Nhà nước: qua việc công nhận (hay không công nhận) việc nuôi con nuôi thông qua thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.

Điều kiện chung đối với người nhận con nuôi

Điều kiện chung đối với người nhận con nuôi trong các trường hợp được quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010:

“1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ; mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi; hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này”.

Điều kiện nuôi con nuôi giữa cha dượng với con riêng của vợ

Điều kiện đối với người được nhận nuôi

Theo Điều 8 Luật Nuôi con nuôi quy định chung về người được nhận làm con nuôi trong các trường hợp như sau:

“1. Trẻ em dưới 16 tuổi

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi”.

Như vậy, người con riêng cần phải đáp ứng được các điều kiện đó là:

  • Độ tuổi: Trong trường hợp này, Luật cho phép người dưới 18 tuổi thì được nhận làm con nuôi.
  • Chỉ được làm con của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

Điều kiện đối với cha dượng

Cha dượng muốn nhận con riêng của vợ vẫn phải tuân thủ các điều kiện chung nhưng theo khoản 3 Điều 14 thì trong trường hợp này; họ không phải đáp ứng quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này.

Sự điều chỉnh của pháp luật là hợp lý bởi nếu cha dượng; mẹ kế muốn nhận con riêng của vợ; hoặc chồng mà phải đáp ứng đủ các điều kiện về tuổi như điểm b khoản 1 trên thì sẽ ngăn cản việc trẻ em có một mái ấm trọn vẹn; hoặc các thành viên khác trong gia đình độ tuổi chưa phù hợp với người con nuôi sẽ gây khó khăn cho họ trong việc đưa đứa trẻ được nhận nuôi về đoàn tụ dưới một mái nhà.

Như vậy, quy định này nhằm đảm bảo cho con nuôi được sống trong môi trường gia đình với những người thân thuộc dù người nhận nuôi là cha dượng; mẹ kế không có đủ điều kiện về khoảng cách tuổi. Về quy định không phải đáp ứng điều kiện sức khỏe, kinh tế; chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục con nuôi là để tạo điều kiện cho trẻ được sống cùng cha đẻ hoặc mẹ đẻ; đảm bảo được quyền lợi cho trẻ cũng như sự thích nghi môi trường mới thuận lợi hơn. Điều đó phù hợp với phong tục tập quán; truyền thống đạo đức của dân tộc; vừa phù hợp với các văn bản pháp lý quốc tế về nuôi con nuôi.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Điều kiện nuôi con nuôi giữa cha dượng với con riêng của vợ. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tại sao người nhận con nuôi phải là người không bị mất năng lực hành vi dân sự?

Quy định này đảm bảo sự thể hiện ý chí tự nguyện của người nhận nuôi con nuôi cũng như khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi của cha mẹ nuôi. Nếu người nhận nuôi con nuôi không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, mất, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không nhận thức được trách nhiệm làm cha, mẹ của họ.

Ông bà có được nhận cháu làm con nuôi?

Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định rõ việc cấm ông bà nhận cháu làm con nuôi, cấm anh chị em ruột nhận nhau làm con nuôi tránh sự đảo lộn thứ bậc trong gia đình, ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục, đạo đức truyền thống của dân tộc.

Cha đẻ có quyền được biết về việc nhận con nuôi của cha dượng hay không?

Ngoài những điều kiện quy định cụ thể áp dụng cho cả cha dượng, mẹ kế cũng như con riêng của một bên vợ, chồng, việc nuôi con nuôi buộc phải bao gồm cả sự biết đến của bên thứ ba là cha đẻ hay mẹ đẻ còn lại, điều này tăng tính công khai cho việc nhận nuôi con nuôi.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận