Điều kiện mở trường dạy nghề năm 2022

09/07/2022
Điều kiện mở trường dạy nghề năm 2022
471
Views

Mở trường dạy nghề hiện nay đang rất được quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, tổ chức muốn đào tạo nhiều lớp học viên. Vậy điều kiện mô trường dạy nghề như thế nào? Trình tự thủ tục thành hiện mở trường dạy nghề thực hiện ra sao? Đây là những câu hỏi mà Luật sư 247 nhận được từ phía bạn đọc. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 24/2011/TT-BLĐTBXH

Điều kiện mở trường dạy nghề.

Cơ  sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức dưới 3 hình thức:

– Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

– Trường trung cấp;

– Trường cao đẳng.

Trong trường hợp thành lập trường dạy nghề (trường trung cấp, trường cao đẳng) thì cần đáp ứng những điều kiện sau: 

Thứ nhất, với trường trung cấp theo Điều 6 Thông tư 24/2011/TT-BLĐTBXH thì điều kiện như sau: 

– Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề của cả nước trong từng thời kỳ và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trường trung cấp nghề của Bộ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị – xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Số nghề đào tạo trình độ trung cấp tối thiểu là 3 nghề. Quy mô đào tạo tối thiểu 100 học sinh đối với trường trung cấp nghề tư thục và 500 học sinh đối với trường trung cấp nghề công lập.

– Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuẩn và kỹ năng nghề theo quy định tại Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề, trong đó:

+ Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên;

+ Tỷ lệ giáo viên cơ hữu ít nhất là 70% đối với trường trung cấp nghề công lập, 50% đối với trường trung cấp nghề tư thục và đảm bảo có giáo viên cơ hữu cho từng nghề đào tạo.

– Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề

 Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng nghề và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề – Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Cụ thể:

+ Diện tích đất sử dụng tối thiểu là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 30.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị;

+ Phòng học lý thuyết, thực hành đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,5 m2/chỗ học, diện tích phòng học thực hành tối thiểu từ 4 – 6 m2/chỗ thực hành;

+ Xưởng thực hành đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề trình độ trung cấp;

+ Phòng học chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập theo chương trình dạy nghề trình độ trung cấp;

+ Thư viện có chỗ ngồi đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của cán bộ, giáo viên và học tập của học sinh;

+ Có đủ diện tích để phục vụ cho học sinh và giáo viên rèn luyện thể chất theo tiêu chuẩn thiết kế;

+ Có phòng y tế với trang thiết bị đáp ứng tối thiểu điều kiện chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường.

Thiết bị dạy nghề:  

+ Có đủ thiết bị dạy lý thuyết và thực hành phù hợp với nghề, trình độ và quy mô đào tạo theo quy định.

– Về khả năng tài chính

Có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho việc đầu tư và hoạt động của trường trung cấp nghề. Nguồn vốn thành lập trường trung cấp nghề tối thiểu là 15 tỷ đồng Việt Nam, được đóng góp bằng các nguồn vốn hợp pháp, không kể giá trị về đất.

Thứ hai, đối với trường cao đẳng nghề theo Điều 3 Thông tư 24/2011/TT-BLĐTBXH như sau: 

– Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề của cả nước trong từng thời kỳ và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ), cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị – xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

– Số nghề đào tạo trình độ cao đẳng tối thiểu là 03 nghề. Quy mô đào tạo tối thiểu 200 học sinh, sinh viên đối với trường cao đẳng nghề tư thục và 700 học sinh, sinh viên đối với trường cao đẳng nghề công lập.

– Đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuẩn và kỹ năng nghề theo quy định tại Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề, trong đó:

Điều kiện mô trường dạy nghề
Điều kiện mô trường dạy nghề

+ Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi trên giảng viên, giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh, sinh viên trên 01 giảng viên, giáo viên;

+ Có ít nhất 15% giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề có trình độ thạc sỹ trở lên;

+ Tỷ lệ giảng viên, giáo viên cơ hữu ít nhất là 70% đối với trường cao đẳng nghề công lập; 50% đối với trường cao đẳng nghề tư thục và đảm bảo có giảng viên, giáo viên cơ hữu cho từng nghề đào tạo.

– Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề

Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng nghề và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003  “Trường dạy nghề – Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Điều kiện môi trường dạy nghề cần đáp ứng điều kiện gì?


Nếu như trước đây, đặt chân vào cánh cửa đại học là mơ ước của hầu hết các bạn trẻ và đôi khi nó trở thành áp lực cho họ thì hiện nay, học nghề lại trở thành trào lưu và nó trở nên gần gũi hơn bao giờ hết đối với giới trẻ.

Những người trẻ xác định được thế mạnh của mình là gì, điều kiện về gia đình ra sao để đưa ra lựa chọn cho riêng bản thân mình. Cố gắng theo học văn hóa tại các trường cao đẳng, đại học không còn là điều mà tất cả mọi người đều nghĩ tới nữa bởi không ai dám khẳng định với bạn rằng tốt nghiệp sau 4 đến 5 năm bạn sẽ có công việc đáng mơ ước.
Việc thi vào các trường đại học là quá trình độ đối với nhiều bạn trẻ; bên cạnh đó, theo học nhiều năm liền tại các trường đại học thì khả năng tài chính của gia đình họ không đáp ứng được; các bạn trẻ có định hướng riêng với đam mê của mình;…Do đó, họ lựa chọn học nghề ngày càng nhiều.
Hiện nay, sự xuất hiện của nhiều trường trung cấp, cao đẳng công lập dạy nghề chính là một trong những minh chứng rõ nhất cho việc giới trẻ lựa chọn học nghề ngày càng gia tăng. Các trường công lập này thường sẽ đào tạo lý thuyết về cơ sở ngành và chuyên ngành để học viên nắm được tương đối.

Sau đó, học viên sẽ được tiến hành thực hành để có thể áp dụng tốt nhất phần lý thuyết đã học trên lớp. Tuy nhiên, quá trình thực hành cũng sẽ có thời gian quy định và khá ngắn nên sẽ không đảm bảo được khi kết thúc chương trình học bạn sẽ thành tạo tay nghề đối với nghề mình đã theo học.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều kiện mô trường dạy nghề năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp đào tạo dạy nghề bao gồm những doanh nghiệp nào?

Doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác có tư cách pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.

Số học sinh tối thiểu của trung tâm dạy nghề 1 năm là bao nhiêu người?

– Số học sinh học nghề tại trung tâm cần đạt tối thiểu 150 học sinh/năm.

Thành lập trung tâm dạy nghề đối với các trung tâm dạy nghề công lập, tư thục, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài cần có những gì?

Bạn cần có: – Bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
– Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.