Xin chào Luật sư 247. Tôi và chồng đã kết hôn 3 năm. Chồng tôi ham mê rượu chè, thường xuyên đánh đập vợ con. Dù đã rất nhiều lần tôi muốn ly hôn nhưng chồng khuyên nhủ tôi lại mủi lòng. Nay tôi không thể tiếp tục chịu đựng tiếp được nữa. Tôi có thắc mắc rằng hành vi bạo lực gia đình của chồng tôi như vậy thì tôi có thể đơn phương ly hôn không? Điều kiện ly hôn đơn phương khi bị bạo lực gia đình hiện nay như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Ly hôn đơn phương là gì?
Ly hôn đơn phương là ly hôn theo yêu cầu của một bên; xảy ra khi chỉ một bên vợ; hoặc chồng có yêu cầu ly hôn do cuộc sống hôn nhân không như mong muốn; mục đích hôn nhân không đạt được.
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Như vậy để được giải quyết về ly hôn đơn phương thì người có yêu cầu ly hôn phải đáp ứng được quy định tại một trong ba điều khoản tại Điều 56 của Luật hôn nhân và gia đình.
Điều kiện ly hôn đơn phương khi bị bạo lực gia đình.
Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ, căn cứ để Tòa án giải quyết khi có yêu cầu ly hôn đơn phương là:
– Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình;
– Vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ vợ, chồng.
Về trường hợp của bạn, chồng bạn thường xuyên đánh đập, chửi rủa thậm tệ bạn thì trước hết có thể coi là vi phạm quyền, nghĩa vụ vợ chồng. Bởi theo khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình:
Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
Không chỉ vậy, theo điểm a.1 khoản a Điều 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP, được coi là tình trạng vợ chồng trầm trọng khi:
Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.
Mà bạo lực gia đình theo Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 gồm các hành vi:
– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
– Cưỡng ép quan hệ tình dục;
– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở…
Căn cứ các quy định trên, bạo lực gia đình hoàn toàn có thể trở thành lý do khiến cuộc hôn nhân trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được và cũng là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn cho bạn khi bạn gửi đơn ly hôn đơn phương.
Tuy nhiên, để chắc chắn được Tòa án thụ lý và giải quyết thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ bằng chứng của việc bạo lực gia đình thông qua các cách sau đây:
– Chụp ảnh, quay video… hành vi đánh đập, vũ phu của chồng bạn đối với bạn. Để thực hiện được có thể lắp đặt camera trong nhà;
– Xin xác nhận của bệnh viện về việc điều trị chấn thương do bị đánh đập mà có;
– Nếu trước đó, khi xảy ra bạo lực gia đình, chồng bạn bị xử phạt hành chính hoặc hai bạn đã được cơ sở hòa giải thì có thể cung cấp quyết định xử phạt hành chính hoặc biên bản hòa giải…
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 7 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, đương sự có quyền đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được.
Do đó, có nhiều cách để thu thập bằng chứng của hành vi bạo lực gia đình. Bạn xem xét tình huống thực tế của bạn để áp dụng biện pháp hợp lý, thuận tiện nhất khi bạn yêu cầu ly hôn đơn phương.
Người có hành vi bạo lực gia đình bị xử lý thế nào?
Theo Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015, danh dự, nhân phẩm của một người được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Do đó, nếu người nào xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể bị xử lý như sau:
Xử phạt hành chính
Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP, nếu xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác thì bị phạt tiền:
- Từ 100.000 – 300.000 đồng: Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác (điểm a khoản 1 Điều 5);
- Từ 500.000 – 01 triệu đồng: Lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình (khoản 1 Điều 51);
- Từ 01 – 1,5 triệu đồng: Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình hoặc sử dụng các phương tiện thông tin hoặc phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân (khoản 2 Điều 51).
Không chỉ vậy, nếu lợi dụng mạng xã hội để xúc phạm uy tín, nhân phẩm, danh dự của cá nhân thì theo điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2002/NĐ-CP, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng.
Bồi thường thiệt hại
Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, người nào xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường: Chi phí khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị xúc phạm (tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở).
Chịu trách nhiệm hình sự
Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, tối đa đến 05 năm tù theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn thủ tục trích lục ghi chú ly hôn nhanh chóng năm 2022
- Dịch vụ ly hôn nhanh tại Quận Hà Đông Hà Nội mới nhất 2021
- Dịch vụ ly hôn nhanh tại Quận Long Biên Hà Nội mới nhất 2021
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Điều kiện ly hôn đơn phương khi bị bạo lực gia đình năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Vợ đang mang thai hoặc con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn;
– Có thể yêu cầu Tòa án nơi làm việc của Bị đơn giải quyết nếu không xác định được nơi cư trú bị đơn;
– Tòa sẽ triệu tập các con từ 7 tuổi đến dưới 18 tuổi để lấy lời khai về nguyện vọng sống với bố/mẹ.
– Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Như vậy nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu cấp dưỡng thì Toà án sẽ giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết. Nếu xét thấy việc không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng cho con.
– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con vẫn có đầy đủ quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Trường hợp ly hôn thuận tình, hai vợ chồng có thể thỏa thuận đến Tòa án cấp quận/huyện nơi đăng ký thường trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục ly hôn.
Đối với trường hợp đơn phương ly hôn thì được nộp tại Tòa án cấp quận/huyện nơi bị đơn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài.