Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính theo quy định?

28/10/2021
Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính theo quy định?
1137
Views

Chào luật sư! Tôi xin trình bày ngắn gọn vấn đề như sau: vào cuối tuần trước tôi có cho anh A là hàng xóm mượn cái xe máy honda của tôi để giao hàng cho vợ; tuy nhiên trong quá trình di chuyển; anh A lại vi phạm giao thông với những lỗi gì thì tôi không rõ; nhưng theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì anh A bị thu giữ chiếc xe máy. Nay tôi nhận thấy quyết định trên đã ảnh hưởng đến quyền lợi của mình nên muốn khởi kiện. Chính vì vậy, rất mong luật sư hãy tư vấn cho tôi về Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính theo quy định? như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật tố tụng hành chính năm 2015

Nội dung tư vấn

Vụ án hành chính là gì?

Vụ án hành chính là vụ tranh chấp hành chính phát sinh do cá nhân; tổ chức; cơ quan nhà nước khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi các quyết định hành chính; hành vi hành chính; quyết định kỷ luật buộc thôi việc; quyết định giải quyết khiếu nại về cạnh tranh; quyết định giải quyết khiếu nại về kiểm toán; quyết định giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri.

Khởi kiện vụ án hành chính là gì?

Khởi kiện vụ án hành chính là việc các cá nhân; tổ chức; cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính; chính thức yêu cầu Tòa án thụ lý vụ án hành chính; để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân; tổ chức’ cơ quan nhà nước bị xâm hại bởi các quyết định hành chính; hành vi hành chính; quyết định kỷ luật buộc thôi việc; quyết định giải quyết khiếu nại về cạnh tranh; quyết định giải quyết khiếu nại về kiểm toán; quyết định giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri.

Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính?

Đối tượng khởi kiện

Theo quy định tại khoản 1;2;3;4;5 Điều 3 và Điều 30 Luật tố tụng hành chính 2015; có 06 loại đối tượng khởi kiện như sau:

  • Quyết định hành chính. Quyết định này phải là quyết định áp dụng trong lĩnh vực hành pháp; có nghĩa là không được kiện 1 quyết định hành chính là văn bản quy phạm hay 1 quyết định áp dụng trong lĩnh vực tư pháp. Quyết định hành chính đó phải ảnh hưởng đến lợi ích của người khởi kiện.
  • Hành vi hành chính
  • Quyết định kỷ luật buộc thôi việc
  • Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
  • Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
  • Quyết định giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri bầu cử quốc hội, hội đồng nhân dân

Chủ thể khởi kiện

Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính.

Người khởi kiện phải có năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính theo quy định tại Điều 54.

  1. Năng lực pháp luật tố tụng hành chính là khả năng có các quyền; nghĩa vụ trong tố tụng hành chính do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng hành chính như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  2. Năng lực hành vi tố tụng hành chính là khả năng tự mình thực hiện quyền; nghĩa vụ trong tố tụng hành chính hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng hành chính.
  3. Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính; trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác. Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức; làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng hành chính của họ được xác định theo quyết định của Tòa án.
  4. Đương sự là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức; làm chủ hành vi thực hiện quyền; nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.
  5. Đương sự là cơ quan, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.

Phương thức khởi kiện

  • Khởi kiện mà không khiếu nại (trừ trường hợp danh sách cử tri; phải khiếu nại rồi mới khởi kiện theo quy định)
  • Khởi kiện sau khi khiếu nại
  • Không khởi kiện; chỉ khiếu nại

Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện được quy định tại Điều 116; cụ thể như sau:

  1. 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính; hành vi hành chính; quyết định kỷ luật buộc thôi việc
  2. 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
  3. Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại; của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại; mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.

Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước; người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

  1. 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được; quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
  2. 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật; mà cơ quan nhà nước; người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.

Hình thức khởi kiện vụ án hành chính?

  • Gửi đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền
  • Gửi đơn khởi kiện qua bưu điện
  • Gửi đơn khởi kiện qua cổng trực tuyến của Tòa án có thẩm quyền

Có thể bạn cần biết

Như vậy; điều kiện khởi kiện vụ án hành chính bao gồm: điều kiện về đối tượng; chủ thể; thời hiệu và phương thức khởi kiện. Muốn khởi kiện 1 vụ án hành chính người khởi kiện phải kiện phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng hành chính theo quy định. Phải khởi kiện đúng đối tượng; xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình và vẫn phải trong thời hiệu khởi kiện.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi! Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc mắc về vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng thì thời hiệu tính như nào?

Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác; làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn theo quy định; thì thời gian thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu. Quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý; đảm bảo quyền và lợi ích của người khởi kiện.

Khiếu nại là gì?

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thời hạn giải quyết khiếu nại là bao lâu?

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày; kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày; kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày; kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn; nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.

5/5 - (7 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận