Điều kiện giải thể doanh nghiệp
Hiện nay; điều kiện giải thể doanh nghiệp ở nước ta được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là có cải thiện đáng kể; và đã đạt được những kết quả tích cực so với trước đây. Bài viết dưới đây; sẽ giới thiệu và làm rõ “Điều kiện để giải thể doanh nghiệp” theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Căn cứ pháp lí
Khái niệm giải thể doanh nghiệp?
Giải thể doanh nghiệp là thủ tục chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp; với tư cách là một chủ thể kinh doanh bằng cách thanh lí tài sản của doanh nghiệp để trả nợ cho các chủ nợ.
Như vậy; giải thể doanh nghiệp là quá trình chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán; hoặc bảo đảm thanh toán các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp. Giải thể là thủ tục để doanh nghiệp rút khỏi thị trường một cách hợp pháp.
Đặc điểm pháp lý của giải thể doanh nghiệp
Giải thể doanh nghiệp được khái quát bởi các đặc điểm pháp lý như sau:
Về bản chất; giải thể doanh nghiệp là một quá trình với những hoạt động nhằm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp; để doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Đây là quá trình diễn ra với các hoạt động; hoạt động kinh tế (thanh lí tài sản, thanh toán nợ) và hoạt động pháp lý (thủ tục hành chính để “xóa tên” doanh nghiệp tại cơ quan đăng kí kinh doanh).
Về lí do giải thể: lí do giải thể khá đa dạng; có thể xuất phát từ vi phạm pháp luật của doanh nghiệp hoặc ý chí tự nguyện của chủ doanh nghiệp. Đa phần doanh nghiệp giải thể khi chủ đầu tư không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh; hoặc kinh doanh thua lỗ nhưng chưa đến mức độ mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Bên cạnh đó; lí do vi phạm pháp luật của doanh nghiệp cùng với việc áp dụng chế tài đình chỉ hoạt động à rút giấy phép sẽ dẫn đến trường hợp giải thể bắt buộc; ví dụ như: trường hợp khai man hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; kinh doanh trái phép, số lượng thành viên giảm dưới mức tối thiểu mà không để ý,…
Về điều kiện giải thể; doanh nghiệp chỉ thực hiện thủ tục giải thể đẻ rút khổi thị trường khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản. Nếu mất khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn; doanh nghiêp thuộc trường hợp áp dụng pháp luật phá sản để chấm dứt hoạt động.
Chủ thể quyết định việc giải thể: chủ sở hữu doanh nghiệp là ngưởi quyết định giải thể doanh nghiệp. Cơ quan đăng kí kinh doanh không có thẩm quyền đồng ý; hay phản đối việc giải thể mà chỉ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ giải thể; và khi không có khiếu nại về việc giải thể thì sẽ quyết định cập nhập tình trạng “đã giải thể” của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia; về đăng kí doanh nghiệp. Đối với các trường hợp giải thể bắt buộc; chủ sở hữu doanh nghiệp buộc phải quyết định giải thể doanh nghiệp; trên cơ sở quyết định đình chỉ hoạt động; thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền hay quyết định của Tòa án.
Trong trường hợp này; mặc dù không trực tiếp ra quyết định giải thể nhưng về bản chất; có thể coi cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ thể quyết định giải thể doanh nghiệp; vì chủ sở hữu doanh nghiệp ra quyết định giải thể mà không xuất phát từ sự tự do ý chí của mình.
Một số vấn đề lý luận về pháp luật giải thể doanh nghiệp
Pháp luật về giải thể doanh nghiệp được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành; điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp sinh trong quá trình giải quyết việc giải thể doanh nghiệp.
Hiện nay; quy định về giải thể doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014; có các nội dung chủ yếu sau: Quy định về các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp (Điều 201); quy định về trình tự; thủ tục giải thể doanh nghiệp (Điều 202); quy định về giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp; hoặc theo quyết định của Tòa án (Điều 203); quy định về hồ sơ giải thể doanh nghiệp (Điều 204); quy định các hoạt động bị cấm từ khi có quyết định giải thể (Điều 205).
Tóm lại; pháp luật giải thể doanh nghiệp hiện nay tập trung chủ yếu vào các nội dung sau; quy định về các trường hợp, điều kiện giải thể doanh nghiệp; quy định về cơ quan có thẩm quyền trong giải thể doanh nghiệp; quy định về trình tự; thủ tục giải thể doanh nghiệp và quy định đảm bảo quyền và lợi ích; của các chủ thể có liên quan trong quá trình giải thể doanh nghiệp.
Quy định của pháp luật về điều kiện giải thể doanh nghiệp
Điều 93 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giải thể pháp nhân như sau:
“1. Pháp nhân giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Theo quy định của điều lệ;
b) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản”.
Giải thể pháp nhân là việc pháp nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh; do đã đạt được những mục tiêu mà pháp nhân đã đặt ra; hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luật. Những trường hợp pháp nhân bị giải thể bao gồm; bốn trường hợp được liệt kê tại các điểm thuộc Khoản 1. Trước khi pháp nhân tiến hành giải thể, pháp nhân được yêu cầu phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài sản của pháp nhân.
Đối với các pháp nhân là doanh nghiệp; kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây: cất giấu, tẩu tán tài sản; từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm; bằng tài sản của doanh nghiệp; ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp; cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản; chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; huy động vốn dưới mọi hình thức (khoản 1 Điều 211 Luật doanh nghiệp năm 2020)
Khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về điều kiện giải thể doanh nghiệp như sau:
“Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ; và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại; điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp”.
Việc quy định về giải thể doanh nghiệp; không chỉ tạo cơ sở pháp lí để chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp mà quan trong hơn là bảo vệ quyền lợi của những chủ thể có liên quan; đặc biệt là quyền lợi của chủ nợ và người lao động khi doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại.
Vấn đề quan trọng nhất trong giải thể doanh nghiệp là giải quyết những khoản nợ; và những hợp đồng mà doanh nghiệp đã giao kết trước khi chấm dứt tồn tại. Các khoản nợ và hợp đồng này có thể được giải quyết bằng các biện pháp như; doanh nghiệp tiến hành thanh toán hết các khoản nợ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng. Đồng thời; doanh nghiệp phải không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc Cơ quan trong tài.
Dù doanh nghiệp giải thể tự nguyện; hay bắt buộc thì cũng phải đáp ứng đủ điều kiện này mới được giải thể. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện này; thì không thể chấm dứt hoạt động bằng thủ tục giải thể.
Hạn chế của pháp luật về điều kiện giải thể doanh nghiệp
Như vậy; dù là trường hợp tự nguyện giải thể hay bắt buộc giải thể thì doanh nghiệp cũng phải đáp ứng điều kiện này mới được giải thể; nếu không doanh nghiệp sẽ không thể chấm dứt hoạt động bằng thủ tục giải thể. Trên thực tế, việc đòi hỏi doanh nghiệp giải thể phải thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản là điều không hề đơn giản.
Như vậy, nếu doanh nghiệp không đảm bảo việc thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác; thì không được phép chấm dứt hoạt động theo hình thức giải thể doanh nghiệp; mà phải thực hiện theo thủ tục phá sản doanh nghiệp.
Một vướng mắc thường gặp là; doanh nghiệp dự kiến sẽ thanh toán hết nợ, nên tiến hành thủ tục giải thể, nhưng sau khi tiến hành thanh lý, phân chia tài sản thì mới thấy không đủ khả năng thanh toán hết nợ. Để tránh tình trạng chuyển từ thủ tục giải thể sang phá sản; trong trường hợp này cũng như trong trường hợp khác; doanh nghiệp vẫn có thể giải thể trong trường hợp không thanh toán đủ nợ; với điều kiện các chủ nợ có văn bản chấp nhận cho doanh nghiệp giải thể. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp, các chủ nợ không biết cho đến khi doanh nghiệp giải thể xong. Khi đó; chủ nợ có quyền khởi kiện người quản lý doanh nghiệp yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Quy định điều kiện giải thể như vậy là không hợp lý; không cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh hàng chục năm nữa doanh nghiệp cũng chưa có thể dễ dàng phá sản theo Luật phá sản. Cần văn bản giải thích mở rộng rõ hơn quy định giải thể nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tế là; thay vì phá sản; doanh nghiệp vẫn có thể giải thể trong trường hợp không “thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác”; nhưng được tất cả các chủ nợ đồng ý cho giải thể. Quy định về điều kiện “bảo đảm thanh toán hết”; thì như nào được coi là bảo đảm thanh toán hết lại; chưa được quy định cụ thể, vì “bảo đảm thanh toán hết” hay “thanh toán hết” là hai khái niệm và mức độ thực hiện là khác nhau.
Có thể hiểu phá sản là một trường hợp giải thể bắt buộc.
Nếu các chủ nợ sở hữu phần lớn hoặc thậm chí toàn bộ số nợ; đồng ý cho phép giải thể tự nguyện trong trường hợp doanh nghiệp không thanh toán đủ toàn bộ hoặc một phần các khoản nợ thì không có lí gì lại không chấp nhận thỏa thuận đó. Quyền lợi của các chủ nợ trong trường hợp chấp nhận cho doanh nghiệp giải thể; nhiều khả năng đảm bảo hơn so với phá sản. Việc giải thể tự nguyện thì sẽ có thời gian nhanh hơn, chi phí thấp hơn; thủ tục đơn giản hơn; hiệu quả xử lý cao hơn và hậu quả pháp lý nhẹ nhàng hơn so với việc phá sản..
Vậy; cần phải quy định rõ ràng cách thức “bảo đảm thanh toán” trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc chung của Bộ luật Dân sự. Cụ thể; nếu doanh nghiệp thỏa thuận được với chủ nợ; có thể thanh lý nợ của doanh nghiệp giải thể bằng cách; chuyển giao nghĩa vụ trả nợ sang cho chủ sở hữu doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp tư nhân; thành viên công ty).
Khi đó; người nhận chuyển giao nghĩa vụ – chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên công ty có nghĩa vụ tiếp tục thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bị giải thể cho chủ nợ. Nếu sau này chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân; hoặc thành viên công ty không thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ khi giải thể ;thì chủ nợ có quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy mới phù hợp với Bộ luật Dân sự 2015; về đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ về tài sản và thực tiễn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể rút lui khỏi thị trường nhanh chóng và lành mạnh, đồng thời cũng đảm bảo được lợi ích của các chủ thể có liên quan.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung “Điều kiện giải thể doanh nghiệp” Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Mời bạn đọc xem thêm
- Giải thể doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp mới nhất
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp quy định như thế nào?
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân mới nhất theo quy định
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020: Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Do đó, trường hợp một cá nhân thành lập nhiều doanh nghiệp tư nhân trên các địa bàn khác nhau là không vi phạm, không đúng với quy định của pháp luật
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
Tên doanh nghiệp;
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có);
Ngành, nghề kinh doanh;
Vốn điều lệ;
Thông tin đăng ký thuế;
Số lượng lao động dự kiến;
Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
– Xét các yếu tố để đảm bảo một tổ chức là pháp nhân, chúng ta cùng đối chiếu:
– Xét về điều kiện “được thành lập theo quy định của pháp luật”
– Xét về điều kiện cơ cấu tổ chức
– Xét về tính độc lập của tài sản và trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ