Đánh đập người yêu có phải ngồi tù?

18/01/2022
695
Views

Gần đây, báo chí và các phương tiện đưa rất nhiều tin về các vụ việc bạo lực, trong các vụ việc đó đều có một điểm chung là người đàn ông đánh đập, kiểm soát, lạm dụng tình dục,…. Với cô gái là người yêu của anh ta. Vậy, nếu cô gái không may roi vào trường hợp trên thì phải làm gì? Người đàn ông bạo hành các cô gái trong trường hợp trên có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật không? Mời bạn đọc bài viết “Đánh đập người yêu có phải ngồi tù?” của Luật sư X để trang bị cho mình thêm kiến thức về vấn đề này!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015
  • Thế nào được coi là hành vi bạo lực – đánh đập người yêu?

    Sử dụng bạo lực với người yêu là việc: một người dùng sức mạnh của minh đánh đập, xúc phạm, ngăn cấm quyền lợi, cưỡng ép tình dục,….. Với người kia.

    Hiện nay, thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, điều này giúp những người còn độc thân có cơ hội tìm kiếm bạn giá, bạn trai cho mình. Tuy nhiên, mặt trái của lợi ích này cũng rất đáng sợ. Bởi, nhiều đối tượng lừa đảo hoặc có tư tưởng vặn vẹo cũng lợi dụng cách làm quen qua mạng để làm quen người khác nhằm lừa đảo hoặc thực hiện hành vi phạm tội của mình. Việc bạo lực giữa những người có mối quan hệ yêu đương diễn ra với nhiều hình thái. Tuy nhiên, hành vi bạo lực này chỉ xoay quanh các loại sau:

    1. Bạo lực về thân thể: đánh đập, ngược đãi, làm tổn thương đến sức khỏe – tính mạng; Cưỡng ép quan hệ tình dục; cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con;
    2. Bạo lực về tinh thần: chửi bới, xỉ nhục, lăng mạ, gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng….. Hoặc có lời nói, thái độ, hành vi làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người kia;
    3. Bạo lực về kinh tế: ngăn cấm, dọa nạt không cho người kia được tự do kinh, tự do lao động, không cho người kia được sở hữu tài sản; hoặc không cho người kia được hưởng các quyền lợi của mình về mặt vật chất – kinh tế.

    Đặc điểm nhận biết hành vi đánh đập người yêu

    Hành vi người bạo lực (đánh đập) gồm những đặc điểm sau:

    Một là, bạo lực trong thời gian yêu đương thường xảy ra nhiều nhất giữa các cặp đôi. Nhưng các cặp đôi không phải vợ chồng được pháp luật công nhận mà chung sống như vợ chồng thì không được coi là người chồng bạo hành người vợ. Lúc này, là bạo lực giữa hai người có quan hệ, chung sống như vợ chồng. Và nếu, một trong hai người nhờ pháp luật bảo vệ mình trước hành vi bạo lực thì sẽ dưới dạng xâm phạm sức khỏe, tính mạng; xâm phạm quyền tự do; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

    Hai là, hành vi bạo hành người yêu khó được người khác can thiệp hoặc khó bị phát hiện. Nguyên nhân là do người vợ sợ ảnh hưởng tới các con hoặc do tâm lý người Việt luôn là chuyện của người ta mình không tiện can ngăn;

    Ba là, bạo lực giữa những người đang yêu nhau thì có thể là người đàn ông bạo hành người nữ nhưng cũng có trường hợp là người nữ có hành vi bạo lực với người nam. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ các cô gái bị người yêu bạo lực (thường là đánh đập, kiểm soát, lạm dụng tình dục) cao gấp nhiều lần việc người nam bị bạo lực. Nguyên nhân của tình trạng trên là do đàn ông bị áp lực nhiều hơn và khỏe hơn phụ nữ.

    Pháp luật quy định thế nào về việc đánh đập người yêu có phải ngồi tù?

    Do tính chất đặc thù mối quan yêu đương giữa các cặp đôi nên lúc này dù hai người chung sống như vợ chồng thì vẫn không phải vợ chồng hợp pháp được pháp luật công nhận. Do đó, không thể áp dụng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và quy định của pháp luật về mức xử phạt hành chính.

    Tuy nhiên, để đảm bảo quyền – lợi ích của mọi công dân được duy trì tốt nhất, Bộ luật hình sự đã quy định về tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác tại Điều 155 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định cụ thể như sau:

    1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    a) Phạm tội 02 lần trở lên;

    b) Đối với 02 người trở lên

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Đối với người đang thi hành công vụ;

    đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

    e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

    g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

    Ngoài ra, khoản 3 Điều này còn quy định thêm về khung hình phạt tù từ 02 đến 05 năm nếu làm nạn nhân bị rối loạn tâm tần, mức rối loạn trên 46% hoặc làm nạn nhân tự sát.

    Bên cạnh đó, với những hành vi bạo lực có tính chất nghiêm trọng, cấu thành tội phạm, có thể bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác. Cụ thể, Bộ luật hình sự 2015, tại Điều 104, 110 quy định: người nào xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác thì phải chịu hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù theo khung pháp luật quy định.

    Lối thoát nào khi bị người yêu đánh đập?

    Khi yêu thì “trái ấu cũng tròn” là lời của cha ông ta về sự mù quáng trong tình yêu. Còn các nhà khoa học lại lý giải, khi con người yêu thì vùng hạch hạnh nhân sẽ phát triển lơn hơn bình thường, khi đó các vùng não dùng để tư duy trong não bộ sẽ tạm ngưng hoạt đột tư duy logic. Vì vậy, khi đang yêu người khác người nam hoặc người nữ cũng dễ bỏ qua hành vi bạo lực của người kia.

    Tuy nhiên, khi bị người yêu bạo lực (đánh đập, kiểm soát, lạm dụng tình dục,…) mang lại hậu quả khôn lường về thể chất và tinh thần với nạn nhân. Và dù là nam hay nữ thì bị bạo lực cũng không nên mang tâm trạng xấu hổ với mọi người và không dám nhờ đến sự can thiệp của pháp luật. Đây là tâm lý sai lầm.

    —–>Nếu bạn đang trong tình trạng bị chồng bạo hành về thể xác và tinh thần thì cách duy nhất là nhờ đến sự can thiệp của pháp luật. Bằng cách báo cho chính quyền địa phương nơi người bị hại đang sinh sống hoặc gửi đơn tố cáo bạo lực gia đình đến cơ quan công an.

    Có thể bạn quan tâm

  • Chồng bạo hành vợ có phải ngồi tù?
  • Trên đây là nội dung tư vấn về “Đánh đập người yêu có phải ngồi tù?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ  Luật sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

    Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.

    Câu hỏi thường gặp

    Đánh đập người yêu có phải ngồi tù?

    để đảm bảo quyền – lợi ích của mọi công dân được duy trì tốt nhất, Bộ luật hình sự đã quy định về tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác tại Điều 155 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định cụ thể như sau: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
    Ngoài ra, khoản 3 Điều này còn quy định thêm về khung hình phạt tù từ 02 đến 05 năm nếu làm nạn nhân bị rối loạn tâm tần, mức rối loạn trên 46% hoặc làm nạn nhân tự sát.
    Bên cạnh đó, với những hành vi bạo lực có tính chất nghiêm trọng, cấu thành tội phạm, có thể bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác. Cụ thể, Bộ luật hình sự 2015, tại Điều 104, 110 quy định: người nào xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác thì phải chịu hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù theo khung pháp luật quy định. “


    Thế nào được coi là hành vi bạo lực – đánh đập người yêu?

    Sử dụng bạo lực với người yêu là việc: một người dùng sức mạnh của minh đánh đập, xúc phạm, ngăn cấm quyền lợi, cưỡng ép tình dục,….. Với người kia.

    hành vi bạo lực với người yêu biểu hiện ra sao?

    hành vi bạo lực này chỉ xoay quanh các loại sau:
    1. Bạo lực về thân thể: đánh đập, ngược đãi, làm tổn thương đến sức khỏe – tính mạng; Cưỡng ép quan hệ tình dục; cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con;
    2. Bạo lực về tinh thần: chửi bới, xỉ nhục, lăng mạ, gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng….. Hoặc có lời nói, thái độ, hành vi làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người kia;
    3. Bạo lực về kinh tế: ngăn cấm, dọa nạt không cho người kia được tự do kinh, tự do lao động, không cho người kia được sở hữu tài sản; hoặc không cho người kia được hưởng các quyền lợi của mình về mặt vật chất – kinh tế.

    5/5 - (1 bình chọn)
    Chuyên mục:
    Hình sự

    Trả lời