Điều kiện để nghỉ hưu sớm khi suy giảm khả năng lao động

07/07/2021
Điều kiện để nghỉ hưu sớm khi suy giảm khả năng lao động
768
Views

Chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi: Điều kiện để nghỉ hưu sớm khi suy giảm khả năng lao động . Tính đến tháng 11/2020 là tôi 54 tuổi, đóng bảo hiểm được 22 năm. Do sức khỏe không cho phép nên tôi muốn nghỉ hưu sớm. Vậy tôi có phải đáp ứng điều kiện gì không? Mong luật sư tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp luật

  • Luật bảo hiểm xã hội 2014
  • Thông tư 56/2017/TT-BYT về hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế

Nội dung tư vấn

Tuổi nghỉ hưu là gì?

Theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật lao động 2012, tuổi nghỉ hưu của người lao động được xác định như sau:

“1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.

 3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.”

Về trường hợp thứ ba, theo hướng dẫn của Nghị định 53/2015NĐ-CP xác định độ tuổi nghỉ hưu của các cán bộ, công chức như sau:

– Đối với các cá nhân sau thì  thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 05 năm, nhưng không vượt quá 60 tuổi:

a) Phó Trưởng Ban các Ban Trung ương Đảng; Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ;

b) Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

c) Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm chuyên trách các Ủy ban của Quốc hội;

d) Thứ trưởng Bộ; cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang Bộ; người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;

đ) Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cấp phó các tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương;

e) Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản; Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật;

g) Sĩ quan trong lực lượng vũ trang có quân hàm cấp tướng;

h) Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

i) Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;

k) Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Trưởng các ban đảng của Thành ủy thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

– Đối với những người được bổ nhiệm chức vụ, chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thì thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 05 năm, nhưng không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.

Như vậy, có thể thấy, tuổi nghỉ hưu bình thường là 60 đối với nam và 55 đối với nữ, tuy nhiên cũng có trường hợp tuổi nghỉ hưu cao hơn như đã nói ở trên nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Có đủ sức khỏe để thực hiện chức trách, nhiệm vụ;
  2. Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền.

Hoặc thấp hơn nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định.

Điều kiện để nghỉ hưu sớm khi suy giảm khả năng lao động

Điều 55 Luật BHXH quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Theo quy định trên:

Người lao động khi đủ 20 năm đóng BHXH muốn về hưu sớm cần đáp ứng điều kiện:

  • Về tuổi (nam là 60 tuổi, nữ là 55 tuổi trong điều kiện bình thường)
  • Về mức suy giảm khả năng lao động

Trường hợp của bác, tính đến tháng 11/2019 bác đủ 54 tuổi. Như vậy, để được hưởng lương hưu trong năm 2020  bác cần phải có kết luận giám định suy giảm từ 61% đến 81%. Để xác định mức suy giảm khả năng lao động, bác cần nộp hồ sơ đề nghị giám định đến Hội đồng giám định y khoa.

Hồ sơ giám định y khoa để nghỉ hưu sớm khi suy giảm khả năng lao động

Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT, bác cần chuẩn bị các giấy tờ sau để giám định y khoa:

+ Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động (theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;

+ Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;

+ Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực.

Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên dây là tư vẫn của chúng tôi về “Điều kiện để nghỉ hưu sớm khi suy giảm khả năng lao động” Nếu có thắc mắc về vấn đề này, xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời

Câu hỏi thường gặp

 Đến tuổi nghỉ hưu có bắt buộc nghỉ hưu không?

Trong trường hợp đã đến tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ có các phương án giải quyết sau:
Nếu người người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì thủ tục, hồ sơ giải quyết để người lao động hưởng lương hưu được quy định tại Điều 119, Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội.
Nếu người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định trên mà vẫn muốn tiếp tục làm việc và người sử dụng lao động vẫn có nhu cầu thì người lao động tiếp tục làm việc và tham gia BHXH bắt buộc theo quy định để đủ thời gian đóng. Và trong trường hợp này, các bên cần ký một hợp đồng lao động mới nhưng với đối tượng là người lao động cao tuổi và ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.
Từ các căn cứ trên, có thể kết luận, đến tuổi nghỉ hưu không bắt buộc phải nghỉ hưu, chấm dứt quan hệ lao động.

Mức lương khi nghỉ hưu trước tuổi là bao nhiêu?

Mức hưởng chế độ hưu trí do suy giảm khả năng lao động được xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.”
Điều này có nghĩa là, cứ 1 năm nghỉ hưu sớm so với tuổi, người lao động sẽ bị giảm 2% mức lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Bảo hiểm y tế

Để lại một bình luận