Điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng như nào?

08/09/2022
Điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng như nào?
324
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Hương Phạm, tôi là một người hành nghề tự do nên không nghiên cứu quá kĩ về vấn đề liên quan tới trái phiếu. Tôi băn khoăn một công ty đại chúng hẳn phải có những quy định riêng về chào bán trái phiếu riêng lẻ. Vậy luật sư có thể giúp tôi giải đáp thắc mắc điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng như nào không? Mong luật sư giúp đỡ giải đáp. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng như nào?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Chào bán trái phiếu riêng lẻ nghĩa là gì?

Pháp luật doanh nghiệp 2020 chỉ quy định về chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng. Theo pháp luật chứng khoán, công ty đại chúng là công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ hoặc công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Theo đó, có thể hiểu, công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng là những công ty cổ phần không thuộc một trong hai trường hợp công ty kể trên

Do trái phiếu là một loại chứng khoán, theo đó, khái niệm “chào bán trái phiếu riêng lẻ” dựa trên định nghĩa về “chào bán chứng khoán riêng lẻ” theo khoản 20 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 như sau:

“20. Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc chào bán chứng khoán không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 19 Điều này và theo một trong các phương thức sau đây:

a) Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

b) Chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.”

Theo điểm a Khoản 19 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định:

“19. Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây:

a) Chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng;”

Chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng là việc chào bán không thông qua phương tiện thông tin đại chúng cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và đáp ứng điều kiện về đối tượng mua trái phiếu riêng lẻ như sau:

a) Nhà đầu tư chiến lược đối với trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ;

b) Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ và loại trái phiếu riêng lẻ khác.”

Điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng như nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 31 Luật Chứng khoán 2019 (Có hiệu lực 01/01/2021) quy định điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng như sau:

– Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua phương án phát hành và sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán; xác định rõ tiêu chí, số lượng, nhà đầu tư;

– Đối tượng tham gia đợt chào bán chỉ bao gồm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

– Việc chuyển nhượng trái phiếu chào bán riêng lẻ chỉ được thực hiện giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, trừ trường hợp thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật;

– Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã chào bán hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt chào bán trái phiếu (nếu có), trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn;

– Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;

– Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật (nếu có).

Điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng như nào?
Điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng như nào?

Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng được quy định tại Điều 43 Nghị định 155/2020/NĐ-CP. Theo đó, cần chuẩn bị những tài liệu sau:

(i) Giấy đăng ký chào bán theo Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155;

(ii) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán, trong đó:

– Phương án phát hành nêu rõ: mục đích chào bán; số lượng cổ phiếu chào bán; giá chào bán hoặc nguyên tắc xác định giá chào bán hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị xác định giá chào bán; tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư; số lượng nhà đầu tư; nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và số lượng cổ phiếu chào bán cho từng nhà đầu tư hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Những người có quyền lợi liên quan đến đợt chào bán không được tham gia biểu quyết. Trường hợp trong phương án phát hành không nêu cụ thể giá chào bán, nguyên tắc xác định giá chào bán thì giá chào bán được xác định theo quy định tại Luật Doanh nghiệp;

– Trường hợp đợt chào bán nhằm mục đích huy động tiền để thực hiện dự án, phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán phải bao gồm nội dung về phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án.

(iii) Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua đối tượng được chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong trường hợp được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền. Những người có quyền lợi liên quan đến đợt chào bán cổ phiếu không được tham gia biểu quyết.

(iv) Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua hồ sơ đăng ký chào bán. Đối với việc chào bán cổ phiếu của tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về đề nghị tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng. Đối với việc chào bán cổ phiếu của tổ chức kinh doanh bảo hiểm, hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính về việc tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

(v) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị (trong trường hợp được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền) thông qua phương án đảm bảo việc phát hành cổ phiếu đáp ứng tỷ lệ sở hữu nước ngoài.

(vi) Cam kết của tổ chức phát hành về việc không vi phạm quy định về sở hữu chéo của Luật Doanh nghiệp.

(vii) Văn bản xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.

(viii) Tài liệu cung cấp thông tin về đợt chào bán cho nhà đầu tư (nếu có).

(ix) Tài liệu sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán (nếu có).

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng như nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: quyết toán thuế năm, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đặc điểm của trái phiếu gồm những gì?

+ Chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ có Công ty, mà còn có Chính phủ Trung ương và chính quyền địa phương.
+ Bất cứ doanh nghiệp hoặc cá nhân nào cũng có thể mua trái phiếu, kể cả chính phủ. Những loại trái phiếu có ghi tên của trái chỉ được gọi là trái phiếu ghi danh, còn ngược lại thì được gọi là trái phiếu vô danh.
+ Người mua trái phiếu chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền và là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu. Khác với người mua cổ phiếu là người Chủ sở hữu Công ty.
+ Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định thường kỳ và không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty phát hành.
+ Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi Công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết Công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các Chủ trái phiếu trước, sau đó mới chia cho các Cổ đông.
+ Với những đặc điểm trên, trên phương diện nhà đầu tư thì trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu. Vì vậy, trái phiếu là loại chứng khoán được các nhà đầu tư ưa chuộng.

Trái phiếu theo người phát hành gồm những loại nào?

Trái phiếu của doanh nghiệp: Là các trái phiếu được doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần phát hành nhằm tăng vốn hoạt động. Trái phiếu của doanh nghiệp có nhiều loại và đa dạng.
Trái phiếu của Chính phủ: nhằm đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của Chính phủ. Chính phủ phát hành trái phiếu với mục đích huy động tiền nhàn rỗi trong dân, các tổ chức kinh tế –  xã hội. Chính phủ được xem là Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường. Vì vậy, trái phiếu Chính phủ được xem là loại chứng khoán rủi ro ít nhất.
Trái phiếu của các tổ chức tài chính, ngân hàng: Các tổ chức này có thể được phát hành trái phiếu nhằm tăng thêm vốn hoạt động.

Những rủi ro cần lưu ý khi đầu tư trái phiếu?

Rủi ro lãi suất
Rủi ro khi tái đầu tư
Rủi ro lạm phát
Rủi ro tín dụng
Rủi ro thanh khoản
Rủi ro xếp hạng

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.