Điều kiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

28/08/2021
Nội dung Nghị định 01/2021 về hộ kinh doanh
864
Views

Trong tình hình hiện nay, việc thực hiện kinh doanh bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh, nhiều hộ kinh doanh lâm vào tình trạng không thể tiếp tục hoạt động. Vậy muốn chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh cần đáp ứng những điều kiện gì? Hãy cùng phòng tư vấn luật doanh nghiệp của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp luật

Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Khái niệm về hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh là một loại hình khá phổ biến, được những người mới tham gia kinh doanh, nguồn vốn nhỏ lựa chọn để bắt đầu kinh doanh. Theo quy định của pháp luật hiện hành, ta có thể định nghĩa hộ kinh doanh như sau:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Điều kiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

Căn cứ khoản 2 điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Hộ kinh doanh có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, trừ trường hợp hộ kinh doanh và chủ nợ có thỏa thuận khác.

Như vậy, để có thể chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh, hộ kinh doanh đó cần phải thanh toán hết các khoản nợ, thuế nghĩa vụ tài chính. Nếu chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thì chưa thể tiến hành chấp dứt hoạt động hộ kinh doanh được. Trường hợp chủ hộ kinh doanh và chủ nợ có thỏa thuận cụ thể thì hộ kinh doanh có thể chấm dứt trước khi hoàn thành các khoản nợ với chủ nợ.

Thủ tục thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

Hoàn thành các khoản nợ, nghĩa vụ thuế

– Hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn VAT:

Bước 1: Hủy hóa đơn tại cơ quan thuế.

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm: Cuốn hóa đơn, Sổ mua hóa đơn, CMND đại diện Hộ kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ giải thể lên chi cục thuế. Hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo ngừng kinh doanh, văn bản đề nghị xác nhận không nợ thuế, đơn xin hủy hóa đơn.

Bước 3: Từ 30 -> 60 ngày sau cơ Quan thuế quyết toán thuế, đối chiếu các số liệu quyết toán.

Bước 4: Nhận kết quả xác nhận không nợ thuế.

– Hộ kinh doanh thuế khoán không sử dụng hóa đơn:

Bước 1: Nộp công văn Xác nhận không nợ thuế + mã số thuế + thông báo ngừng kinh doanh cho Chi Cục thuế. Trả kết quả xác nhận trong 5 ngày làm việc.

Bước 2: Nhận kết quả xác nhận không nợ thuế.

Thông báo chấm dứt hộ kinh doanh

– Chuẩn bị hồ sơ:

+ Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

+ Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế;

+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

– Nộp hồ sơ:

Có thể nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

– Cơ quan giải quyết:

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.

Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp sau:

+ Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo;

+ Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế;

+ Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;

+ Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập;

+ Hộ kinh doanh không gửi báo cáo theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

+ Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

Xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hộ kinh doanh có thể tạm ngừng kinh doanh tối đa là bao lâu?

Theo quy định hiện hành, không quy định giới hạn tạm ngừng kinh doanh đối với hộ kinh doanh.

Có phải thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh?

Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

Thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh?

Chủ hộ kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh?

Bao gồm:
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
– Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;
– Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận