Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí theo quy định của pháp luật?

23/12/2021
529
Views

Xin chào luật sư, xin luật sư cho biết điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí theo quy định của pháp luật? Tôi xin chân thành cảm ơn?

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009

Nghị định 105/2006/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu được khá nhiều người quan tâm. Điều đó xuất phát từ lợi ích chúng mang lại khi được cấp văn bằng bảo hô. Vậy với thiết kế bố trí thì sao? Với câu hỏi của bạn về điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí theo quy định của pháp luật? Luật sư 247 xin giải đáp như sau:

Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí?

Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định “Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch; và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn”.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Căn cứ theo Điều 68 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định; thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện dưới dây:

  • Có tính nguyên gốc;
  • Có tính mới thương mại.

Cụ thể như sau:

Tính nguyên gốc

Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả;
  • Chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí; và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó;
  • Thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử; các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc; nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc theo quy định của Luật này.

Tính mới thương mại

Thiết kế bố trí được coi là có tính thương mại; nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký.

Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại; nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm; kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký theo quy định của Luật này; hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại theo như quy định trên là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí; hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn đó.

Quyền đăng ký đối với thiết kế bố trí?

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí:

Căn cứ tại Điều 86 Luật SHTT 2005 quy định như sau:

– Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình. Tác giả sử dụng thời gian, tài chính; cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

– Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc; thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác; và thỏa thuận đó không trái với quy định đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thuộc về Nhà nước:

Điều 9 Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định quyền đăng ký của Nhà nước gồm:

– Trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí; phương tiện vật chất – kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký nói trên.

– Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí; phương tiện vật chất – kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký nói trên.

– Trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức; cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế; kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức; cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký nói trên.

– Tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí theo quy định trên của Nghị định này; được đại diện nhà nước đứng tên chủ Văn bằng bảo hộ và thực hiện việc quản lý quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng đó; có quyền chuyển nhượng phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí của Nhà nước cho tổ chức, cá nhân khác với điều kiện tổ chức; cá nhân nhận chuyển nhượng phần quyền đăng ký phải trả cho Nhà nước một khoản tiền; hoặc các điều kiện thương mại hợp lý khác so với tiềm năng thương mại của sáng chế; kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó.

Nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí

Đối với trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra; hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức; cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Đối với (nhiều) tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký theo quy định của Luật SHTT sẽ có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản,để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

Như vậy, không chỉ có (nhiều) tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký mà Nhà nước cũng có quyền đăng ký đối sáng chế; kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí theo quy định của pháp luật.

Thời gian Công bố đơn và hiệu lực của văn bằng bảo hộ?

Đơn đăng ký thiết kế bố trí chỉ được công bố dưới hình thức cho phép tra cứu trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHCN nhưng không được sao chép; đối với thông tin bí mật trong đơn thì chỉ có cơ quan có thẩm quyền; và các bên liên quan trong quá trình thực hiện thủ tục hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ; hoặc quá trình thực hiện thủ tục xử lý hành vi xâm phạm quyền mới được phép tra cứu.

Các thông tin cơ bản về đơn đăng ký thiết kế bố trí; và văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ.

Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp; và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:

  • Kết thúc 10 năm kể từ ngày nộp đơn;
  • Kết thúc 10 năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký; hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
  • Kết thúc 15 năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí theo quy định của pháp luật? kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí?

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí:
– Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn;
– Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện gì?

– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
– Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.