Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị

23/07/2022
Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị
675
Views

Thừa kế luôn là vấn đề được rất nhiều người tìm hiểu và quan tâm đến. Thừa kế gồm 02 hình thức: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Cụ thể hơn, trong nội dung thừa kế theo pháp luật thì có rất nhiều câu hỏi đặt ra và mong muốn được phân tích cụ thể Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị.

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về chủ đề “Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị” qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp luật

Bộ luật dân sự 2015

Thừa kế thế vị là gì?

Thừa kế chính là việc tài sản thuộc sở hữu của người chết được giao lại cho những người còn sống qua sự định đoạt của chính họ bằng di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

Thừa kế thế vị được hiểu là người thừa kế thay thế hợp pháp trong trường hợp người thừa kế theo pháp luật chết.

Ví dụ: Ông/bà chết để lại tài sản cho cha/mẹ, nhưng cha/mẹ chết thì phần tài sản cha/mẹ được hưởng đó sẽ được chia cho con cái. Trường hợp con cũng qua đời thì người thừa kế sẽ là cháu, cháu chết thì chắt sẽ là người thừa kế.

Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị

Quyền thừa kế thế vị được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ). Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố, mẹ mình (hoặc ông bà) đáng lẽ được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản với những người thừa kế khác.

Cháu phải sống vào thời điểm ông, bà chết là người thừa kế thế vị của ông, bà. Chắt cũng phải sống vào thời điểm cụ chết là người thừa kế thế vị tài sản của cụ.

Như vậy dựa theo quy định trên, cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo được quyền lợi của mình.

+ Trường hợp con rơi, con riêng phải có giấy tờ xác minh huyết thống với người đã chết bằng hình thức như xét nghiệm ADN.

+ Trường hợp con nuôi muốn thừa kế thế vị thì phải có giấy tờ xác nhận quyền nuôi con của cơ quan địa phương. Nếu chứng minh được việc nhận nuôi hợp pháp thì con nuôi có quyền hưởng thừa kế thế vị như con đẻ. Tức là được hưởng một phần hoặc toàn phần tài sản của cha/mẹ do được hưởng từ ông/bà.

+ Việc hưởng thế vị bao nhiêu tài sản tùy thuộc vào di sản của người chết để lại, số người hưởng thừa kế theo pháp luật và phần di sản được đinh đoạt theo di chúc (nếu có di chúc để lại),…

Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị
Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị

Quyền và nghĩa vụ tài sản khi hưởng thừa kế thế vị?

Nghĩa vụ tài sản khi thừa kế thế vị là trách nhiệm, bổn phận của người thừa kế đối với phần di sản được hưởng. Quyền này được quy định tại Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”

Nghĩa vụ tài sản thừa kế vị bao gồm: Nghĩa vụ trả nợ, đòi nợ, đóng thuế. Nghĩa vụ đòi bồi thường thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khoẻ. Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng người bị khuyết tật, mất năng lực hành vi dân sự theo di nguyện của ông bà để lại…

Nếu cha mẹ chết, con cái, cháu chắt sau khi nhận thừa kế bắt buộc hoàn thành nghĩa vụ trên.

Bất kì hành vi gian dối nào nhằm lẩn tránh trách nhiệm này nếu bị phát hiện, sẽ bị tước quyền thừa kế hoặc xử phạt hành chính, hình sự căn cứ vào mức độ hậu quả để lại.

Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị
Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị

Hồ sơ khai nhận hưởng di sản thừa kế thế vị như thế nào?

Hồ sơ khai nhận hưởng di sản thừa kế thế vị gồm:

– Hồ sơ khai nhận di sản của người thừa kế:

+ Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của từng người;

+ Hộ khẩu;

+ Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân;

+ Hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện);

+ Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người hưởng di sản thừa kế;

+ Giấy chứng tử của bố hoặc mẹ.

– Hồ sơ pháp lý của người đề lại di sản thừa kế:

+ Giấy chứng tử của người để lại di sản (hoặc) giấy báo tử (hoặc) bản án tuyên bố đã chết;

+ Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân;

+ Di chúc;

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở; Giấy phép mua bán, chuyển dịch nhà cửa – hợp thức hóa do UBND quận/huyện cấp có xác nhận của Phòng thuế trước bạ và thổ trạch; Văn tự bán nhà được UBND chứng nhận (nếu có); Biên lai thu thuế nhà đất (nếu có).

+ Giấy phép xây dựng (nếu có)

+ Biên bản kiểm tra công trình hoàn thành (nếu có)

+ Bản vẽ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện, đã được UBND hoặc Phòng Tài nguyên và môi trường xác nhận kiểm tra nội nghiệp, quy hoạch (nếu có)

+ Giấy tờ về tài sản khác (Sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy xác nhận của ngân hàng mở tài khoản, giấy đăng ký xe ô tô, cổ phiếu…).

Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị
Copyright law concept: gavel over 17 U.S.C. 501 (copyright infringement)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ logo, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Những trường hợp nào thừa kế theo pháp luật?

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Chia thừa kế thế vị có được áp dụng đối với chia thừa kế theo di chúc không?

Trường hợp thừa kế thế vị được quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 thuộc Chương XXIV quy định về thừa kế theo pháp luật. Do đó, thừa kế thế vị không áp dụng đối với trường hợp thừa kế theo di chúc quy định tại Chương XXIII. 

Thứ tự những người thừa kế theo pháp luật quy định như thế nào?

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.