Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?

22/07/2022
Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật
1092
Views

Quyền được bảo vệ sức khỏe và được bảo vệ về tính mạng là quyền cơ bản của con người, hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác không chỉ gây nguy hại cho con người mà còn có tác động tiêu cực đến mọi mặt của xã hội. Vì vậy, người nào xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người bị hại không những bị pháp luật hình sự trừng trị nghiêm khắc mà còn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thường thiệt hại. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này nhé

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Khoản 1 Điều 590 bộ luật dân sự 2015

Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật
Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?

Theo quy định trên, những chi phí sau sẽ được tính là chi phí bồi thường khi sức khỏe bị xâm phạm gồm các chi phí cơ bản sau:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại: Chi phí này thường được xác định dựa trên biên lai thu tiền viện phí, hóa đơn thanh toán tiền thuốc điều trị tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang,….
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại. Để  có căn cứ chứng minh thu nhập này, người bị thiệt hại về sức khỏe có thể chứng minh qua thang bảng lương, hợp đồng lao động mình đã ký kết để tính ra mức thiệt hại cụ thể.
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Đối với những trường hợp người bị thiệt hại về sức khỏe cần người chăm sóc trong thời gian điều trị tại bệnh viên, cơ sở y tế thì thu nhập của người chăm sóc  người bị xâm hại về sức khỏe cũng được tính vào chi phí bồi thường. Tuy nhiên, mức bồi thường cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình hình điều trị của người bị xâm phạm về sức khỏe và thu nhập thực tế của người chăm sóc. Cụ thể:

  • Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.
  • Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.
  • Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.
  • Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.

Ngoài các chi phí trên, tùy từng trường hợp người bị xâm phạm về sức khỏe có quyền yêu cầu bồi thường thêm các chi phí như: Chi phí cho việc chăm sóc người bị thiệt hại nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc…

Khoản 2 Điều 590 bộ luật dân sự 2015

Khoản 2 quy định về Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Quy định dựa vào căn cứ tình hình thực tế thì mức bồi thường thiệt hại do 2 bên. Tuy nhiên người gây thiệt hại này có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại;Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế của người gây thiệt hại,…

Khi sức khỏe bị xâm phạm sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

Khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thể bảo vệ quyền lợi của mình thông qua việc:
Thứ nhất: Thỏa thuận về bồi thường thiệt hại với bên gây thiệt hại cho mình. Dựa trên các chi phí về bồi thường như trên, hai bên có thể thương lượng với nhau về vấn đề bồi thường trước. Việc thỏa thuận này sẽ giúp các bên tiết kiệm thời gian, chi phí
Thứ hai: Khởi kiện yêu cầu bồi thường. Việc khởi kiện yêu cầu bồi thường này chỉ nên thực hiện sau khi hai bên không thể thương lượng, thỏa thuận được với nhau về mức bồi thường. Khi khởi kiện ra tòa nơi bị đơn cư trú, bên nộp đơn yêu cầu sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ như sau:
– Đơn khởi kiện
– Giấy tờ chứng minh bị đơn là người đã xâm phạm đến sức khỏe của mình
– Các giấy tờ chứng minh thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm

Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật
Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như thế nào?

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hai như Luật sư đã chia sẻ bao gồm 3 yếu tố:

  1. Có thiệt hại xảy ra, và thiệt hại định lượng được bằng tiền.
  2. Có hành vi vi phạm hợp đồng hoặc hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra.
  3. Có căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận tại hợp đồng hoặc quy định trong văn bản pháp luật.

Dựa trên ba căn cứ này mà người yêu cầu bồi thường thiệt hại phải có nghĩa vụ xuất trình chứng cứ chứng minh cho: Quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại và Cách xác định mức độ thiệt hại. Các loại thiệt hại cũng được pháp luật định lượng, qua định và hướng dẫn chi tiết cho từng trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, Thành lập công ty, tìm hiểu về thủ tục tặng cho nhà đất, đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của chúng tôi tại trang web: Lsxlawfirm.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là bồi thường thiệt hại về sức khỏe?

Bồi thường tổn thất về sức khỏe là dạng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do bị xâm phạm về sức khỏe của con người. Thông thường là khoản tiền mà người bị xâm phạm hoặc người thân thích của người bị xâm phạm được hưởng theo quy định của BLDS.

Mức bồi thường khi sức khỏe bị xâm phạm xác định như thế nào?

Mức bồi thường khi sức khỏe bị xâm phạm
Căn cứ Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015, mức bồi thường khi sức khỏe bị xâm phạm sẽ được tính như sau:
Mức bồi thường = Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm + Bồi thường tổn thất về tinh thần 
Trong đó:
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: là tổng hợp các chi phí hợp lý
– Mức bồi thường tổn thất về tinh thần sẽ do bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại thỏa thuận, khi không thỏa thuận được thì mức tối đa cho bồi thường này sẽ là không quá 50 tháng lương cơ sở do nhà nước quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.