Xin chào Luật sư. Tôi là Phúc, hiện tôi có vấn đề thắc mắc liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. Cụ thể là về phần xác định thiệt hại. Luật sư cho tôi hỏi: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm tại Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 được quy định như thế nào?
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về chủ đề “Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 được quy định như thế nào?” qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Phân loại thiệt hại do tài sản bị xâm hại?
Khi tài sản bị xâm phạm, thiệt hại được xác định bao gồm hai loại là thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp.
Thiệt hại trực tiếp là những thiệt hại có thể xác định cụ thể khi tài sản bị xâm phạm (thiệt hại về giá trị của tài sản bị xâm phạm). Đây là những loại thiệt hại có thể tính toán bằng các đơn vị đo lường ngay tại thời điểm xảy ra thiệt hại. Loại thiệt hại này có thể bao gồm giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm gây thiệt hại, hoặc đó chính là chi phí sửa chữa, phục hồi công dụng của tài sản.
Thiệt hại gián tiếp là những thiệt hại gắn liền với việc khai thác công dụng của tài sản, những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại và những thiệt hại khác do luật quy định. Những loại thiệt hại này có thể có hoặc không có tùy vào từng trường hợp cụ thể. Đây là những loại thiệt hại được xác định dựa vào rất nhiều yếu tố.
Quy định Điều 589 Bộ luật dân sự 2015
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.”
Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 được quy định như thế nào?
Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng
Chủ thể có hành vi trái pháp luật làm mất, hư hỏng, hủy hoại tài sản của chủ thể khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Theo đó, thiệt hại đối với tài sản bị mất là tình trạng tài sản, giá thị trường của tài sản đó tại thời điểm xảy ra thiệt hại. Có nghĩa, các bên hoặc tòa án phải xem xét xác định tình trạng tài sản đó tại thời điểm xảy ra thiệt hại.
Sau đó, trên cơ sở xác định giá thị trường của tài sản cùng loại, cùng tình trạng để xác định thiệt hại thực tế dưới hình thức một con số cụ thể.
Tài sản bị hủy hoại là tài sản không thể khôi phục lại tính năng ban đầu, trong trường hợp này có thể xác định thiệt hại theo hai cách: một là thiệt hại được xác định như đối với tài sản bị mất khi không tiến hành sửa chữa, khôi phục tài sản; hai là vẫn khôi phụ, sửa chữa tài sản, khi đó thiệt hại được xác định dựa theo chi phí để phục hồi tài sản và phần giá trị bị giảm sút so với ban đầu.
Còn đối với, thiệt hại của tài sản bị hư hỏng thì được xác định dựa trên những chi phí hợp lý, cần thiết để phục hồi tài sản, đảm bảo tính năng sử dụng ban đầu như trước khi bị thiệt hại.
Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút
Thiệt hại thứ hai khi tài sản bị xâm phạm đó là “Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.”
Trường hợp có thiệt hại phát sinh do việc không thể sử dụng, khai thác tài sản thì thiệt hại được xác định là thu nhập thực tế bị mất.
Đối với những tài sản trên thị trường có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định phù hợp với mức giá thuê của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm giải quyết bồi thường; đối với những tài sản trên thị trường không có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định trên cơ sở thu nhập do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra; nếu tài sản bị kê biên được giao cho người bị thiệt hại hoặc người khác quản lý thì chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại về tài sản được xác định là những thiệt hại được bồi thường.
Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại
Những chi phí phải bỏ ra để ngăn chặn, khắc phục, hạn chế thiệt hại.
Pháp luật quy định, khi một bên có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho bên kia, thì với tư cách là người có quyền và lợi ích bị xâm phạm họ có nghĩa vụ phải áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế, ngăn chặn thiệt hại xảy ra.
Khoản 5 Điều 585 BLDS năm 2015 quy định: “Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình”.
Các khoản chi phí hợp lý là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí.
Những khoản chi phí này là căn cứ để xác định thiệt hại về tài sản, bởi nếu không có hành vi trái pháp luật của chủ thể thì người bị thiệt hại cũng không cần bỏ chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại. Nói cách khác, hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác chính là nguyên nhân làm phát sinh chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.
Các khoản chi phí này được xác định cụ thể ngay tại thời điểm có hành vi tác động của chủ thể khác.
Việc bồi thường thiệt hại về tài sản có thể được thực hiện bằng hình thức thanh toán tiền mặt, hiện vật hoặc thực hiện một công việc.
Trên thực tế bên gây thiệt hại có thể thực hiện bồi thường bằng cách trực tiếp sửa chữa tài sản, hoặc thay thế một tài sản khác có giá trị tương đương. Phương thức bồi thường cũng do các bên thỏa thuận lựa chọn, có thể là bồi thường toàn bộ trong một lần hoặc nhiều lần.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định pháp luật về tội đưa người trái phép qua biên giới
- Quy định pháp luật tội thao túng thị trường chứng khoán thế nào?
- Quy trình thu hồi đất công ích theo pháp luật hiện hành năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 được quy định như thế nào?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ logo, Giấy phép bay flycam, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Để phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường giữa những người gây thiệt hại thì giữa họ phải có sự thống nhất về hành vi gây thiệt hại. Cùng gây thiệt hại có thể là cùng thực hiện hành vi hợp pháp nhưng không may gây thiệt hại cho người khác. Hành vi của những người gây thiệt hại có mối liên kết chặt chẽ với nhau; nếu thiếu 1 hành vi sẽ không thể gây ra thiệt hại.
Có 05 nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.