Xin chào Luật sư. Tôi là Đức, hiện tôi có vấn đề thắc mắc liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Luật sư cho tôi hỏi: Phân tích quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân tại Điều 586 Bộ luật dân sự 2015?
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về chủ đề “Phân tích quy định Điều 586 Bộ luật dân sự 2015?” qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Bồi thường thiệt hại là gì? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là gì?
Bồi thường thiệt hại là trách nhiệm dân sự do hành vi gây ra thiệt hại phát sinh giữa các chủ thể. Bên có hành vi trái pháp luật phải bồi thường cho bên bị thiệt hại.
Trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của bên gây thiệt hại phải bồi thường cho bên bị thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, có lỗi trong việc gây thiệt hại về vật chất, tinh thần phải bồi hoàn cho người bị thiệt hại nhằm phục hồi tình trạng tài sản, bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại. Trong hợp đồng thương mại, bồi thường thiệt hại là một chế tài trong thương mại dù các bên không có thỏa thuận nhưng vẫn có thể áp dụng nếu đáp ứng các điều kiện nhất định.
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại quan hệ dân sự, trong đó chủ thể có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.
Năng lực chịu trách nhiệm dân sự của cá nhân là gì?
Người gây ra thiệt hại có thể là bất cứ chủ thể nào: cá nhân, pháp nhân, cơ quan nhà nước,…; Nhưng việc bồi thường thiệt hại phải do người có ” khả năng” bồi thường và chính họ phải tham gia vào quan hệ nghĩa vụ mặc dù hành vi gây ra thiệt hại có thể không do chính họ thực hiện.
Bộ luật dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân tại Điều 586 mà không quy định về năng lực bồi thường của các chủ thể khác.
Do đó, các chủ thể khác được coi là có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia vào quan hệ dân sự, BLDS quy định năng lực chịu trách nhiệm của cá nhân phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi, tình trạng tài sản và khả năng bồi thường của cá nhân.
Nội dung Điều 586 trong Bộ luật dân sự 2015
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định tại Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”
Phân tích quy định Điều 586 Bộ luật dân sự 2015?
Đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại
Khoản 1 Điều 586 BLDS quy định “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.“
Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường, bất kể họ có khả năng kinh tế hay không. Tất nhiên, họ phải là người không bị mất năng lực hành vi dân sự.
Trong trường hợp họ không có tài sản mà cha, mẹ lại có tài sản thì cha, mẹ cũng không có trách nhiệm bồi thường thay cho con trừ khi họ tự nguyện.
Trong trường hợp này, người gây thiệt hại là bị đơn dân sự, trừ khi họ mất năng lực hành vi dân sự.
Khi xem xét đến trách nhiệm của người từ đủ 18 tuổi trở lên, cần xác định năng lực kinh tế của họ.
Người đủ 18 tuy có đầy đủ năng lực hành vi, nhưng khả năng tài sản trên thực tế vẫn chưa có. Thông thường, họ chưa có bất kỳ khoản thu nhập nào, do đó, tài sản để chịu trách nhiệm bồi thường là không có.
Về mặt pháp lý, người từ đủ 18 tuổi phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình, vì vậy, không thể buộc cha, mẹ phải thực hiện thay trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho con cái của họ, mà chỉ có thể động viên và ghi nhận sự tự nguyện của họ.
Đối với người chưa đủ 15 tuổi và người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
Khoản 2 Điều 586 BLDS quy định “Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định về Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.”
Đối với người dưới 15 tuổi thì cha mẹ phải dùng tài sản của mình để bồi thường, nếu tài sản của cha mẹ không đủ mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản của con để bồi thường.
Đối với những người từ 15 đến dưới 18 tuổi thì áp dụng ngược lại, lấy tài sản của con để bồi thường, cha mẹ chịu trách nhiệm bổ sung phần còn thiếu.
Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của những người này tại Khoản 3 Điều 586 BLDS, cụ thể:
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường;
Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định pháp luật tội thao túng thị trường chứng khoán thế nào?
- Vượt biên trái phép tội gì theo quy định pháp luật?
- Quy định pháp luật về tội đưa người trái phép qua biên giới
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Phân tích quy định Điều 586 Bộ luật dân sự 2015?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ logo, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Căn cứ Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.