Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì đáng chú ý?

22/07/2022
Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì đáng chú ý?
1184
Views

Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cụ thể Điều khoản này liệt kê các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về chủ đề “Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì đáng chú ý?” qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là gì?

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, có lỗi trong việc gây thiệt hại về vật chất, tinh thần phải bồi hoàn cho người bị thiệt hại nhằm phục hồi tình trạng tài sản, bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại. Trong hợp đồng thương mại, bồi thường thiệt hại là một chế tài trong thương mại dù các bên không có thỏa thuận nhưng vẫn có thể áp dụng nếu đáp ứng các điều kiện nhất định.

Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại quan hệ dân sự, trong đó chủ thể có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.

Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì đáng chú ý?
Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì đáng chú ý?

Nội dung Điều 584 Bộ luật dân sự 2015

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung trước hết được quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì đáng chú ý?

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường

Chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại do yếu tố chủ quan được thể hiện thông quan hành vi hoặc tài sản của mình gây ra, cụ thể:

Thứ nhất, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con người gây ra.

Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thực hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích của chủ thể khác.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi chủ thể có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. 

Những hành vi đó có thể là cố ý hoặc vô ý nhưng phải xuất phát từ chính hành vi của người gây thiệt hại, mà không có sự tác động của các yếu tố bên ngoài hay hành vi của chủ thể khác.

Tuy nhiên, có những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác nhưng được pháp luật cho phép thực hiện hoặc bắt buộc phải thực hiện.

Thứ hai, phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế.

Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khôi phục lại tình trạng tài sản, bù đắp thiệt hại về tinh tình cho người bị thiệt hại, do đó, không có thiệt hại xảy ra thì không đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại.

Chính vì vậy, có thể nói thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thiệt hại là những tổn thất được tính thành tiền, là căn cứ để xác định mức bồi thường. 

Thứ ba, người có hành vi vi phạm pháp luật phải có lỗi, bao gồm lỗi vô ý và lỗi cố ý.

Tuy là một trong những điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng vì hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật nên người thực hiện hành vi đó luôn luôn bị suy đoán là có lỗi.

Người bị thiệt hại không cần phải chứng minh người gây ra thiệt hại có lỗi mà ngược lại người gây ra thiệt hại phải chứng minh mình không có lỗi để không phải bồi thường hoặc chứng minh mình mặc dù có lỗi những lỗi đó lại phát sinh từ chính lỗi của người bị thiệt hại, nhằm giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp mà pháp luật quy định cụ thể, người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi.

Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì đáng chú ý?
Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì đáng chú ý?

Thứ tư, có quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi gây thiệt hại.

Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi gây thiệt hại. Mối quan hệ nhân quả là cơ sở để áp dụng các chế tài pháp lý đối với một chủ thể.

Bồi thường thiệt hại không chỉ nhằm mục đích khắc phục những tổn thất cho người bị hại mà còn nâng cao ý thức, trách nhiệm của chủ thể trong việc tôn trọng lợi ích của chủ thể khác.

Do đó, phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại, điều này được thể hiện trong quy định pháp luật với cấu trúc “người nào có hành vi…xâm phạm…mà gây thiệt hại”.

Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường

Trên cơ sở xác định yếu tố chủ quan, khách quan trong nguyên nhân gây thiệt hại mà pháp luật loại trừ trách nhiệm bồi thường cho chủ thể.

Theo đó, chủ thể không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng chung cho cả hành vi gây thiệt hại và tài sản gây thiệt hại. 

Sự kiện bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng xuất phát từ nguyên nhân khách quan, nằm ngoài ý chí, tầm kiểm soát của chủ thể như: thiên tai, dịch bệnh, đình công,…

Thiệt hại xảy ra không phải do hành vi gây vi phạm pháp luật của chủ thể càng không có yếu tố lỗi, và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại.

Do đó, chủ thể không phải chịu trách nhiệm bồi thường khi thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng. 

Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì đáng chú ý?
Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì đáng chú ý?

Thiệt hại xảy ra có do lỗi của chính bên gây thiệt hại

Trên thực tế, thiệt hại xảy ra có thể do lỗi của chính bên gây thiệt hại. Đó có thể là lỗi vô ý, hoặc cố ý để buộc chủ thể khác phải bồi thường cho mình.

Chủ thể bị thiệt hại bằng hành vi của mình tác động làm thiệt hại xảy ra.

Trong trường hợp này, chủ thể bị thiệt hại đồng thời là chủ thể gây thiệt hại nên không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của chủ thể khác.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung gì đáng chú ý?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Tra cứu thông tin quy hoạch, điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra như thế nào?

Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được quy định như thế nào?

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại như thế nào?

Có 05 nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.