Điều 292 Bộ luật dân sự năm 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Cụ thể Điều khoản này liệt kê các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về chủ đề “Phân tích Điều 292 Bộ luật dân sự 2015?” qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp luật
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là gì?
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là biện pháp đi kèm nhưng không bắt buộc cùng với giao dịch dân sự chính, nhằm mục đích giúp các bên thiện chí thực hiện quyền và nghĩa vụ theo đúng nội dung giao dịch đã xác lập ban đầu bằng phương pháp ràng buộc trách nhiệm về tài sản đối với bên vi phạm.
Quy định Điều 292 trong Bộ luật dân sự 2015
Điều 292 Bộ luật dân sự 2015 được quy định như sau:
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
2. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
3. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
4. Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.
5. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
8. Tín chấp là việc tổ chức chính trị xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình để bảo đảm cho thành viên của mình vay vốn tại các tổ chức tín dụng bằng việc xác nhận về điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, hộ gia đình nghèo khi vay vốn.
9. Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”
Phân tích Điều 292 Bộ luật dân sự 2015
Các bên trong giao dịch dân sự về cơ bản sẽ thiện chí xác lập để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo như đúng trong thỏa thuận. Tuy nhiên cũng không hiếm trường hợp mà sau khi đã xác lập giao dịch, phát sinh quyền và nghĩa vụ thì một trong các bên không còn thiện chí để tiếp tục thực hiện nữa xuất phát từ nguyên nhân nội tại của các bên hoặc do tác động từ bên ngoài.
Như vậy việc phát sinh thêm những ràng buộc bên ngoài nhằm bảo đảm rằng các bên nên tuân thủ đúng những gì đã cam kết và xác lập sẽ đảm bảo giao dịch được diễn ra đúng như ý chí ban đầu của các bên, không gây phương hại đến lợi ích của bên thiện chí, tuân thủ đúng nội dung giao dịch ban đầu.
So sánh về số biện pháp đảm bảo được liệt kê ở Bộ luật này với Bộ Luật Dân sự 2005 thì chúng ta dễ dàng nhận thấy, tại Điều luật này số biện pháp đã tăng lên 02 thay vì chỉ 07 biện pháp như quy định tại Bộ Luật Dân sự 2005.
Cụ thể 02 biện pháp tăng thêm đó là: Bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản.
Không giống như quy định trong BLDS 2005, BLDS 2015 không quy định về hình thức của từng biện pháp bảo đảm riêng biệt ở từng biện pháp, điều này nhằm tránh trùng lặp của các điều luật.
Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm.
Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm.
Giá trị tài sản bảo đảm khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự.
Một tài sản có thể được dùng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng các giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Chỉ công việc phải thực hiện được mới là đối tượng của các biện pháp bảo đảm (trong biện pháp bảo lãnh và biện pháp tín chấp).
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bản chất là một quan hệ trái quyền: Bên có quyền (bên nhận bảo đảm) chỉ có thể thỏa mãn được quyền của mình thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ (bên bảo đảm hoặc bên được bảo đảm).
Khi bên được bảo đảm không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ trước bên nhận bảo đảm sẽ xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của bên nhận bảo đảm.
Quy định về tài sản bảo đảm
Căn cứ Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Quy định về định giá tài sản bảo đảm
Căn cứ Điều 306 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.
Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản.
2. Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.
3. Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá tài sản bảo đảm.
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn xin giấy phép tổ chức sự kiện phố đi bộ năm 2022
- Quy định về tổ chức hội nghị, hội thảo trong nước hiện nay
- Những sai phạm trong thi hành án dân sự theo quy định pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Phân tích Điều 292 Bộ luật dân sự 2015?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Mã số thuế cá nhân, điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 299 BLDS 2015, các trường hợp được xử lý tài sản bảo đảm bao gồm: Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật; trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.
BLDS 2015 chỉ đưa ra phương thức xử lý tài sản bảo đảm đối với tài sản cầm cố và thế chấp tại Điều 303:“Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây: Bán đấu giá tài sản; bên nhận bảo đảm tự bán tài sản bảo đảm; bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm và phương thức khác”.
Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.