Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần năm 2022

04/07/2022
Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần
473
Views

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể gặp nhiều vấn đề về vốn, nhu cầu thị trường hay hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Để cơ cấu lại công ty cũng như củng cố về kinh tế, thay vì giải thế thì công ty hoàn toàn có thể tạm ngừng kinh doanh. Nếu như quý công ty đang muốn tìm hiểu tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần như thế nào hãy theo dõi bài viết Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần năm 2022 dưới đây của Luật sư 247.

Căn cứ pháp lý

Tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần là gì?

Theo Khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh như sau:

Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp
Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.”

Như vậy, Tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần là việc công ty sẽ tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 1 thời gian nhất định. Trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh, công ty sẽ không được ký kết hợp đồng, xuất hóa đơn. Khi tạm ngừng kinh doanh, công ty cổ phần không phải nộp báo cáo thuế. Việc tạm ngừng kinh doanh phải được thực hiện đúng quy trình với các thủ tục tạm ngừng kinh doanh đã được quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2020.

Tạm ngừng kinh doanh là việc công ty cổ phần tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định. Trong một số trường hợp, cơ quan nhà nước cũng có thể yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Để thực hiện thủ tục này, cần nắm rõ các quy định của pháp luật về hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, đảm bảo việc soạn thảo các văn bản một cách chính xác, đúng thể thức và nội dung.

Điều kiện tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần

  • Công ty cổ phần có nghĩa vụ phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế trước khi tạm ngừng kinh doanh ít nhất 3 ngày làm việc.
  • Tại thời điểm công ty cổ phần đăng ký tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế. Nhiều doanh nghiệp thành lập không kinh doanh tại trụ sở mình đã đăng ký hoặc không hoạt động kinh doanh thực tế dẫn đến kê khai thuế không đầy đủ. Khi đó, Chi cục thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp này. Vì vậy, doanh sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng thì mới đủ điều kiện thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh.
Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần nhanh chóng
Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần nhanh chóng

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của công ty cổ phần

Theo quy định cũ thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là 2 năm. Tuy nhiên, Nghị định 01/2021/NĐ-CP không còn quy định này. Vì vậy, mỗi lần tạm ngừng kinh doanh tối đa 1 năm. Tuy nhiên, công ty cổ phần có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần liên tiếp (không giới hạn thời gian).

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần

Một bộ hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty cổ phần bao gồm một số thành phần sau:

  • Văn bản thông báo tạm ngừng hoạt động của công ty bao gồm cả thông báo ngừng hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại điện, địa điểm kinh doanh của công ty cổ phần đến cơ quan có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, và tại nơi đã đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
  • Bản sao biên bản họp về việc tạm ngừng hoạt động của Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần.
  • Quyết định về việc tạm ngừng kinh doanh của Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần.
  • Với trường hợp là người được ủy quyền nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cho công ty, phải có thêm giấy giới thiệu hoặc văn bản ủy quyền của người thực hiện nộp hồ sơ.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Người có trách nhiệm của công ty cổ phần sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những thông tin như chúng tôi nêu cụ thể ở trên.

Tuy nhiên cần lưu ý với trường hợp công ty được cấp giấy phép đầu tư hay giấy chứng nhận đầu tư, cần chuẩn bị thêm những giấy tờ chứng minh như bản sao giấy chứng nhận đầu tư, bản sao giấy chứng nhận đăng ký thuế.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

Sau khi đã chuẩn bị được bộ hồ sơ đầy đủ như chúng tôi đã trình bày như trên, cá nhân có thẩm quyền của công ty cổ phần tiến hành gửi đến cơ quan thẩm quyền là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh.

Sau khi nộp hồ sơ thành công thì công ty sẽ được cấp giấy biên nhận hồ sơ tạm ngừng kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp. Sau đó thì đợi cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết hồ sơ cho công ty.

Lưu ý đối với việc công ty cổ phần tạm ngừng kinh doanh buộc phải gửi thông báo cho cơ quan có thẩm quyền trong vòng 15 ngày trước ngày công ty thực hiện tạm ngừng kinh doanh.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ và trao giấy biên nhận nộp hồ sơ cho người nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện xem xét, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ.

Nếu hồ sơ công ty gửi là hợp lệ thì sau ba (03) ngày làm việc từ ngày trao giấy biên nhận cho công ty, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy xác nhận về việc công ty cổ phần đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Nếu hồ sơ doanh nghiệp gửi không hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho công ty cổ phần và yêu cầu sửa đổi, bổ sung thông tin sao cho đúng.

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần uy tín
Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần uy tín

Bước 4: Việc công ty phải thực hiện sau khi đăng ký tạm ngừng kinh doanh thành công

Sau khi thực hiện việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh thành công thì công ty cổ phẩn phải thực hiện dừng tất cả hoạt động của công ty, không ký kết hợp đồng, không buôn bán, không xuất hóa đơn, không phải thực hiện nộp thuế với cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên vẫn phải thực hiện, hoàn thành nghĩa vị trả nợ cho các bên nợ thuế, nợ khác hàng, nợ đối tác, người lao động…

Sau khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh thì công ty phải tiến hành hoạt động trở lại hoặc có những thông báo về giải thể, chuyển nhượng công ty tới cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần

Theo Luật Doanh nghiệp 2020:

  • Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, công ty cổ phần phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
    Theo quy định tại Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định quy định về thuế
  • Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
  • Công ty cổ phần phải nộp tờ khai thuế cho thời gian đã hoạt động;
  • Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
  • Đối với người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký theo quy định.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin từ cơ quan đăng ký kinh doanh.

Quy trình làm việc về dịch vụ tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần của Luật sư 247

Trong trường hợp Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần của Luật sư 247 quý khách chỉ cần cung cấp cho chúng tôi một trong những giấy tờ sau (phải còn thời hạn sử dụng) và chúng tôi sẽ lo hết thay cho quý khách hàng thân yêu

  • Bản sao giấy CMND/CCCD/hộ chiếu ( đối với cá nhân)
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (nếu có)
  • Thời gian dự kiến tạm ngừng hoạt động kinh doanh
  • Mã số thuế để chuyên viên tra cứu thông tin.

Bảng giá dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư 247

Bảng giá dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư 247
Bảng giá dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư 247

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư 247

Tạm ngừng kinh doanh là giải pháp cần thiết cho doanh nghiệp khi không thể tiếp tục kinh doanh trong một khoảng thời gian xác định. Tạm ngừng kinh doanh nhanh chóng sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những chi phí không đáng có. Trong khi đó, quy trình tạm ngừng kinh doanh khá là phức tạp; với nhiều thủ tục, nếu các doanh nghiệp tự thực hiện sẽ gặp nhiều rủi ro. Việc sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật Sư 247 sẽ khiến quý khách yên tâm trong từng khâu thực hiện:

  • Tư vấn về giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc tạm ngừng kinh doanh
  • Biên soạn hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.
  • Là đại diện thay cho khách hàng tiến hành nộp hồ sơ, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí.
  • Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
  • Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có).

Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp. Mời bạn tham khảo bảng giá của chúng tôi

Video Luật sư 247 giải đáp về dịch vụ tạm ngừng kinh doanh

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần năm 2022”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn. Nếu quý khách có nhu cầu khác như soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tạm ngưng kinh doanh, đăng ký tạm ngưng kinh doanh, dịch vụ làm tạm ngừng kinh doanh, thành lập công ty ở Việt Nam,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần ở đâu?

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần được người đại diện công ty hoặc người ủy quyền hợp pháp của người đại diện nộp cho cơ quan có thẩm quyền thông qua hai hình thức:
Đến nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trường hợp có chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm kinh doanh thì nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm kinh doanh.
Hoặc công ty có thể thực hiện nộp hồ sơ thông qua trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Xử lý hóa đơn khi tạm ngừng kinh doanh như thế nào?

Khi tạm ngừng kinh doanh, cơ quan thuế không yêu cầu doanh nghiệp phải hủy hóa đơn còn chưa sử dụng; doanh nghiệp có thể giữ hóa đơn để trong trường hợp hoạt động lại có thể xuất cho khách hàng, hoặc khi quyết định giải thể có luôn hóa đơn để xuất thanh lý tài sản, hàng tồn kho.
Còn trong trường hợp doanh nghiệp lo rủi ro khi mất hóa đơn trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, hoặc không có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã phát hành, doanh nghiệp có thể hủy hóa đơn trước thời điểm tạm ngừng kinh doanh có hiệu lực.

Giải thể công ty trong thời gian đang Tạm ngừng kinh doanh có được không?

Trường hợp doanh nghiệp không còn tài sản, hàng tồn kho (trên hồ sơ kế toán) doanh nghiệp có thể làm thủ tục giải thể trong thời gian doanh nghiệp đang Tạm ngừng kinh doanh mà không cần phải
đăng ký hoạt động trở lại. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đang còn tài sản, hàng tồn kho (trên hồ sơ kế toán) thì doanh nghiệp phải mở (đăng ký hoạt động trở lại) để làm các thủ tục thanh lý tài sản trước khi nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp (trong trường hợp như vậy, doanh nghiệp phải đóng thuế môn bài mới làm được thủ tục giải thể)

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.