Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Thanh Hóa năm 2021

05/10/2021
500
Views

Thanh Hóa là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hóa, Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Đây là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa. Thành phố Thanh Hóa là một trong ba trung tâm lớn của vùng Bắc Trung bộ cùng với thành phố Vinh và thành phố Huế. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động của các doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Nhiều doanh nghiệp đã phải tiến hành hoạt động tạm ngừng kinh doanh. Vậy thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Thanh Hóa hiện nay như thế nào?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái quát về doanh nghiệp ở Thanh Hóa

Theo Báo cáo, lũy kế ước đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có khoảng 25.943 doanh nghiệp thành lập với tổng vốn điều lệ đăng ký ước đạt 145.507 tỷ đồng; gấp 8,9 lần về số doanh nghiệp và gấp 37,5 lần về số vốn đăng ký so với năm 2005. Trong số 25.943 doanh nghiệp đăng ký thành lập; có khoảng 17.274 doanh nghiệp đang hoạt động, gấp 9,8 lần so với năm 2019 , đạt 4,8 doanh nghiệp/1.000 dân.     

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch đầu tư Thanh Hóa, quý I/2021, tỉnh Thanh Hóa có 473 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới, đạt 15,8% kế hoạch năm, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong quý; có 389 doanh nghiệp đăng ký quay trở lại hoạt động, tăng gấp 1,3 lần so với cùng kỳ. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy mặc dù ảnh hưởng dịch COVID – 19 nhưng nền kinh tế Thanh Hóa đang có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực. Theo kế hoạch năm 2021, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu thành lập mới 3.000 doanh nghiệp.

Về tình hình tạm ngừng kinh doanh; theo số liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong 5 tháng đầu năm 2020, tại Thanh Hóa có: 625 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (chiếm 12,9% khu vực và chiếm 2,4% cả nước), tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2019 (cả nước có 26.008 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 36,4% so cùng kỳ 2019); 256 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (chiếm 7,3% khu vực và chiếm 1,5% cả nước).

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Theo khoản 1 Điều 41 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh như sau:

Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Lý do tạm ngừng kinh doanh

  • Trong điều kiện ngày nay; nhất là đối với nền kinh tế Việt Nam hội nhập, phát triển cùng với sự biến động của nền kinh tế thế giới tác động mạnh đến Việt Nam. Các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn. Đa số các doanh nghiệp mới đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư nhỏ; gặp sự biến động ngoài dự kiến ban đầu, nên phải tạm ngừng kinh doanh. Đặc biệt là trong tình hình nền kinh tế phải chịu rất nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid 19 như hiện nay; thì tạm ngừng kinh doanh là một con đường tốt đưa ra cho doanh nghiệp.
  • Bên cạnh sự ảnh hưởng biến động của nền kinh tế hội nhập; sự sản xuất kinh doanh ngày một đa dạng, phong phú, ngày càng có nhiều ngành nghề mới, lĩnh vực mới, nhiều ngành nghề kinh doanh mở ra. Sau một thời gian thành lập và đi vào hoạt động; doanh nghiệp thấy hoạt động hiện tại hiệu quả thấp; nên thông báo tạm ngừng kinh doanh để có thể tìm kiếm cơ hội mới; đầu tư vào ngành nghề kinh doanh khác; lĩnh vực khác và quay trở lại hoạt động.
  • Lý do về bộ phận công ty , cơ cấu công ty có sự thay đổi, phải chuyển địa điểm công ty.
  • Chủ doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động sau đó làm các thủ tục chấm dứt hoạt động; sau đó thành lập doanh nghiệp mới để tìm kiếm cơ hội kinh doanh ngành nghề khác; lĩnh vực khác hiệu quả hơn. Đây là sự linh động trong chuyển đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; địa bàn kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân trong cơ chế thị trường.

Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Thanh Hóa

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cần bao gồm các nội dung chính sau:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh
– Quyết định tạm ngừng kinh doanh
– Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tư Thanh Hóa.

Cách thức thực hiện:

  • Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh
  • Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ; xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết. Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ.

Bước 4 : Nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung; cơ quan có thẩm quyền thông báo để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.

Bước 5 : Hoàn tất thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh; doanh nghiệp của sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo. Mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại. Doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng; hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của thân chủ là mong muốn của Luật sư X. Luật sư X sẽ hỗ trợ bạn đăng ký tạm ngừng; tư vấn tạm ngừng kinh doanh tại Thanh Hóa nhanh chóng; uy tín; chính xác.

 

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Thanh Hóa năm 2021. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tạm ngừng kinh doanh không thông báo có bị phạt không?

Nếu như tiến hành tạm ngừng mà không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì doanh nghiệp sẽ bị phạt theo quy định: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sau: Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh”.

Doanh nghiệp có được tạm ngừng kinh doanh 2 lần không?

Sau khi hết thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có quyền được tiếp tục tạm ngừng kinh doanh khi có nhu cầu. Điều kiện bắt buộc khi tạm ngừng doanh nghiệp lần tiếp theo là phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo lên cơ quan có thẩm quyền?

Khi doanh nghiệp tiến hành tạm ngừng thì một trong những thủ tục bắt buộc theo quy định của pháp luật chính là việc thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc công ty sẽ tiến hành tạm ngừng hoạt động. Điều này được quy định rõ tại Luật doanh nghiệp: “Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh”. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời