Tôi hiện nay đang làm việc và sinh số tại TP Hồ Chí Minh. Vì tình hình sức khỏe nên tôi đã nghỉ làm. Vậy tôi có được nhận TCTN hay không? Địa chỉ nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh là ở đâu? Hồ sơ để tiến hành nhận bảo hiểm thất nghiệp như thế nào, nộp ra sao? Để có lời giải đáp cho vấn đề này Luật Sư 247 chúng tôi gửi đến bạn đọc bài viết dưới đây. Mời bạn đọc tham khảo.
Địa chỉ nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
Nhận bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh hú Yên thì tới trụ sở chính. Cụ thể thông tin liên hệ như sau, nơi nhận chung:
- Địa chỉ: Trung tâm Giới thiệu Việc làm số 153 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh. Để mở địa chỉ trong Maps mời bạn click vào đây.
- Điện thoại: 028 3840 8210
Người lao động ở khu vực Củ Chi: Trường trung cấp nghề Củ Chi tại đường Nguyễn Đại Năng, khu phố 1, thị trấn Củ Chi
Người lao động ở khu vực huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ, quận 7: chi trả tại Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh; tại số 500 Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7
Người lao động ở khu vực quận 2, quận 9, quận Thủ Đức: nhận bảo hiểm thất nghiệp tại Trường Trung cấp nghề Thủ Đức; tại số 17 đường số 8, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức
Người lao động ở khu vực quận 12, huyện Hóc Môn: liên hệ tại Trung tâm dạy nghề Hóc Môn; tại 146 Đỗ Văn Dậy, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn
Người lao động ở khu vực quận 6, quận 11, quận Tân Phú, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh: nhận tại Trung tâm dạy nghề quận Bình Tân; số 637 Bà Hom, phường Bình Trị Động B, quận Bình Tân.
Có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ TCTN không?
Câu trả lời là có thể. Trong những trường hợp vì lý do khách quan, chủ quan mà người nhận TCTN không thể tự mình tiến hành thủ tục xin nhận trợ cấp. Chính vì vậy mà luật đã quy định những trường hợp được ủy quyền cho người khác tiến hành thay.
Trường hợp người lao động không thể nộp hồ sơ trực tiếp thì có thể ủy quyền cho người khác gồm:
- Ốm đau, thai sản, có xác nhận của cơ sở y tế đủ thẩm quyền.
- Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền.
- Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần; địch họa, dịch bệnh; có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh cần những gì?
Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cần phải bao gồm có để nộp đến địa chỉ nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh gồm:
Một là: Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Hai là: Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động như:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn; hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Quyết định thôi việc;
- Quyết định sa thải;
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Ba là: Sổ bảo hiểm xã hội.
Bạn đọc có thể quan tâm:
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
- Chấm dứt hợp đồng lao động trừ các trường hợp: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ thòi hạn quy định.
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Những trường hợp chấm dứt HĐLĐ không được nhận trợ cấp thất nghiệp
Trong những trường hợp dưới đây, người lao động sẽ không đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp:
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
- Người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu; đang trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
- Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.
- Người lao động đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
- Người lao động chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Người lao động bị tạm giam; hoặc chấp hành hình phạt tù.
- Người lao động ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Người lao động chết.
Nơi nộp hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
Đây là thắc mắc của nhiều khách hàng khi tìm hiểu các thông tin liên quan đến trợ cấp thất nghiệp. Nhiều người đã lầm tưởng hồ sơ trợ cấp thất nghiệp phải được nộp ở cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình có hộ khẩu thường trú; hoặc là nơi công ty đóng bảo hiểm. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì:
“Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.”
Như vậy, người lao động có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp ở bất cứ trung tâm dịch vụ việc làm nào trên phạm vi cả nước. Mà không phụ thuộc vào nơi họ đóng bảo hiểm hay nơi họ có sổ hộ khẩu; đảm bảo thuận tiện cho người lao động trong quá trình di chuyển.
Nếu quá hạn nộp hồ sơ xin nhận TCTN thì sao?
Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Người lao động đủ điều kiện cần nộp hồ sơ xin nhận TCTN trong thời hạn 03 tháng.
Quá thời hạn 03 tháng mà người lao động chưa nộp hồ sơ thì sẽ không được nhận. Trường hợp này cơ quan bảo hiểm sẽ xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên bạn yên tâm thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp sẽ được bảo lưu và làm căn cứ tính trợ cấp thất nghiệp cho những lần hưởng tiếp theo.
Liên hệ Luật Sư
Trên đây là toàn bộ nội dung về Địa chỉ nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.
Hãy liên hệ với chúng tôi: 0936 408 102 khi gặp vấn đề khó khăn cần Luật Sư hỗ tợ
Trân trọng./.
Câu hỏi thường gặp
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm để hưởng trợ cấp thật nghiệp là:
– 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn
– 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Bạn chỉ cần không thuộc trong các trường hợp nêu dưới đây; thì khi đủ điều kiện bạn hoàn toàn có thể nhận TCTN:
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
– Người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu; đang trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
– Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.
– Người lao động đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
– Người lao động chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Người lao động bị tạm giam; hoặc chấp hành hình phạt tù.
– Người lao động ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Người lao động chết.
Luật đã quy định:
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy bạn có thể nộp hồ sơ ở Quận 7 bình thường.
Địa chỉ tại: Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh, tại số 500 Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7.