Đi xe chậm cũng có thể bị xử phạt?

28/09/2022
Đi xe chậm cũng có thể bị xử phạt?
356
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc đi xe chậm cũng có thể bị xử phạt? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay có nhiều báo đài đưa tin về việc, nếu người tham gia giao thông di chuyển phương tiện giao thông chậm chạm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về các lỗi tham gia giao thông. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì thông tin về việc đi xe chậm cũng có thể bị xử phạt? là đúng hay là sai.

Để giải đáp cho câu hỏi về việc đi xe chậm cũng có thể bị xử phạt? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Quy định về tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 12 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe như sau:

– Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ; tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.

– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.

Nguyên tắc chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách khi điều khiển phương tiện trên đường bộ

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về nguyên tắc chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách khi điều khiển phương tiện trên đường bộ như sau:

– Khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.

– Tại những đoạn đường không bố trí biển báo hạn chế tốc độ, không bố trí biển báo khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 11 của Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.

– Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn giao thông.

Quy định chi tiết về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định chi tiết về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường như sau:

– Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.

– Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường

  • Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Tốc độ lưu hành (km/h)Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)
V = 6035
60 < V ≤ 8055
80 < V ≤ 10070
100 < V ≤ 120100

Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.

  • Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định tại điểm a Khoản này.
Đi xe chậm cũng có thể bị xử phạt?

Tốc độ tối đa khi tham gia giao thông đường bộ tại Việt Nam

Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):

Loại xe cơ giới đường bộTốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lênĐường hai chiều: đường một chiều có một làn xe cơ giới
Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này.6050

Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):

Loại xe cơ giới đường bộTốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lênĐường hai chiều;đường một chiều có một làn xe cơ giới
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30Chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn.9080
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xebuýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc).8070
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơmoóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông).7060
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc.6050

Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc):
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kế cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h.

Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc:

  • Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.
  • Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.

Đi xe chậm cũng có thể bị xử phạt?

Đi xe chậm cũng có thể bị xử phạt, đây là thông tin hoàn toàn có đúng và có căn cứ pháp luật quy định cụ thể. Theo quy định tại Điều 5, 6, 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt lỗi xe đi chậm như sau:

Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

– Phạt từ 300.000 – 400.000 đồng: Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy; Nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

– Phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng: Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép; Nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

– Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng: Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép; Nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

– Phạt từ 300.000 – 400.000 đồng: Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông. Nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng:

– Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng: Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép. Nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Video Luật sư 247 đề cập vấn đề Đi xe chậm cũng có thể bị xử phạt?

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Đi xe chậm cũng có thể bị xử phạt?″. Nếu quý khách có nhu cầu việc tra cứu mã tra cứu hóa đơn điện tử;  xử lý đơn điện tử cho đơn vị không có mã số thuế; mẫu quyết định sử dụng hóa đơn điện tử mới nhất của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xe máy không xi nhan khi qua đường bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với người điều khiển xe máy mắc lỗi không bật xi nhan trong trường hợp cần thiết, cụ thể như sau:
– Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng khi xe chuyển làn đường nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước.
– Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng đối xe chuyển hướng nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước hướng rẽ (trừ trường hợp đi theo hướng cong của đoạn đường không giao nhau cùng mức).

Phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông như thế nào?


Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu bạn điều khiển ô tô tham gia giao thông nhưng không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì bạn sẽ bị áp dụng các biện pháp sau đây:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Ngoài ra, nếu hành vi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông của bạn mà dẫn đến hậu quả xảy ra tai nạn giao thông thì mức phạt của bạn là:
– Tước Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Xử phạt lỗi không chấm hành biển báo giao thông tại Việt Nam?

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về việc phạt lỗi không chấp hành biển báo giao thông như sau:
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
– Phạt từ 300.000 – 400.000 đồng: Không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu.
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
– Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng: Không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu.
Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:
– Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng: Không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu.
Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác:
– Phạt từ 80.000 – 100.000 đồng: Không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.