Khi còn sống, bố mẹ nhiều lần nói mảnh đất gia đình đang ở sẽ cho tôi, song không lập di chúc, có chú bác trong họ chứng kiến. Nhưng giờ anh trai tôi lại đòi chia đất. Di chúc miệng “chia đất cho con” không có giấy có được luật công nhận? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Căn cứ pháp lý
Một số quy định về quyền thừa kế
Quyền thừa kế là gì?
Theo Điều 609 Bộ luật dân sự 2015, Quyền thừa kế được quy định như sau:
– Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
– Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Từ quy định trên có thể hiểu, Quyền thừa kế bao gồm các quyền như sau: quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mất, quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật và quyền được hưởng phần di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật của người được hưởng di sản.
Đối tượng của quyền thừa kế
Về đối tượng của quyền thừa kế là tài sản thuộc sở hữu của người chết để lại cho người còn sống (di sản thừa kế). Tài sản theo Điều 105 BLDS 2015 là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và hình thành trong tương lai.
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Ngoài ra, tài sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Quy định về việc lập di chúc
Di chúc là gì?
Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Như vậy, chỉ khi người để lại di chúc chết thì di chúc mới có hiệu lực. Đồng thời, thời điểm người có tài sản chết thì Điều 611 Bộ luật Dân sự định nghĩa đây là thời điểm mở thừa kế.
Bên cạnh đó, để di chúc có hiệu lực thì đây phải là di chúc hợp pháp.
Điều kiện về di chúc
Về điều kiện hợp pháp của di chúc, Điều 630 Bộ luật Dân sự quy định:
Điều kiện về người lập di chúc
- Người thành niên được quyền lập di chúc khi minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc và phải lập bằng văn bản.
- Người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ thì phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Di chúc miệng “chia đất cho con” không có giấy có được luật công nhận?
Bố mẹ anh dù có nói với các con cùng họ hàng việc cho anh mảnh đất nhưng đây không phải di chúc bằng văn bản được công chứng, chứng thực hoặc làm chứng theo quy định.
Di chúc miệng cũng khó được công nhận bởi Điều 629 Bộ luật dân sự quy định nó chỉ được lập trong khi “một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản”. Sau 3 tháng, người lập di chúc vẫn sống minh mẫn, di chúc miệng này “mặc nhiên bị hủy bỏ”. Do đó, lời nói của bố mẹ anh lúc còn sống không phải di chúc.
Điều kiện hợp pháp của di chúc miệng
Vì không rõ thời điểm mà người để lại di chúc mất nên chúng tôi sẽ tư vấn theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.
Di chúc miệng để được coi là hợp pháp việc lập phải đáp ứng điều kiện sau:
-Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng
Theo Điều 632 BLDS 2015 thì mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc trừ :
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
-Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng; người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Điều kiện về hình thức của di chúc
Đây được coi là một điều kiện trong trường hợp pháp luật quy định. Theo đó, di chúc phải được lập bằng văn bản. Nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì mới lập di chúc miệng.
Như vậy, chỉ khi người để lại di chúc chết; và di chúc hợp pháp tại thời điểm mở thừa kế thì di chúc mới có hiệu lực.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Di chúc miệng “chia đất cho con” không có giấy có được luật công nhận?” Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xác định lại giới tính và đăng ký hộ tịch sau khi đã xác định lại giới tính
- Đặt tên con theo tên vua chúa ngày xưa có được không?
- Có được thay đổi họ tên và dân tộc sau khi nhận con nuôi không?
- Dân tộc trên giấy khai sinh có được thay đổi không?
Câu hỏi thường gặp
Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015 cho phép “cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình”. Vì vậy, việc lập di chúc để định đoạt tài sản sau khi chết là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, theo khoản 4 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền “giao nghĩa vụ cho người thừa kế”. Như vậy, nghĩa vụ của người thừa kế được giao trong trường hợp này là không được bán hoặc cho tặng người không cùng dòng họ.