Dấu hiệu nhận diện kinh doanh đa cấp bất chính và tác động tiêu cực

17/01/2022
Dấu hiệu nhận diện kinh doanh đa cấp bất chính và tác động tiêu cực
1586
Views

Kinh doanh đa cấp là phương thức kinh doanh hiện đại; nếu tuân thủ đúng pháp luật sẽ phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời gian qua đã xuất hiện nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh theo phương thức đa cấp bất chính; vi phạm pháp luật và gây ra hậu quả rất lớn hoặc đặc biệt lớn. Vậy làm cách nào để nhận diện mô hình kinh doanh đa cấp bất chính? Dưới đây, Luật sư X sẽ chia sẻ với bạn đọc bài viết “Dấu hiệu nhận diện kinh doanh đa cấp bất chính và tác động tiêu cực”.

Cơ sở pháp lý

Kinh doanh đa cấp bất chính là gì?

Bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau. Trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng; tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình; và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra; được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.

Hiện nay không có một khái niệm cụ thể nào về kinh doanh đa cấp bất chính. Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản: Kinh doanh đa cấp bất chính là một mô hình gồm nhiều tầng; trong đó người tham gia có quyền tuyển dụng thêm người mới vào mạng lưới và được hưởng hoa hồng. Tuy nhiên, hoa hồng được nhận không phải do doanh số của việc bán hàng; mà chủ yếu là từ việc tuyển người mới tham gia vào mạng lưới; và lấy tiền của người mới tham gia đóng vào để chi trả hoa hồng cho những người ở tầng trên.

Đặc điểm của kinh doanh đa cấp bất chính

Kinh doanh đa cấp bất chính mặc dù cũng mang một số đặc điểm giống với kinh doanh đa cấp chân chính như: người tham gia đều được tổ chức theo cấu trúc hình tháp nhiều tầng; và mỗi người đều có quyền tuyển dụng người tham gia vào mạng lưới, nên rất dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, mô hình này cũng có nét khác riêng biệt:

Kinh doanh đa cấp bất chính mang tính chất của sự chiếm dụng vốn

Trong mô hình kinh doanh đa cấp bất chính, những người muốn tham gia mạng lưới này phải đặt cọc một khoản tiền; mua một khối lượng sản phẩm ban đầu hay phải nộp một khoản tiền. Có thể nhận thấy, đây là chiêu thức để doanh nghiệp chiếm dụng vốn của người tham gia cấp dưới; để chi trả cho những người khác ở tầng trên và chiếm dụng vốn cho chính mình

Phản ánh chiến lược dồn hàng cho người tham gia

Thông qua việc lừa dối, đưa ra những thông tin nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm, khiến họ tin và mua. Nhưng khi sản phẩm đến với người tiêu dùng; do không đúng như những gì đã được tiếp thị, khiến người tiêu dùng mất niềm tin, không mua sản phẩm nữa; thì lúc này, người tham gia phải tự xử lý số hàng đó.

Tập trung chủ yếu vào việc dụ dỗ, lôi kéo người tham gia

Mục đích kinh doanh của doanh nghiệp bất chính là dựa trên lợi nhuận do việc, lôi kéo, dụ dỗ nhiều người tham gia, lấy tiền của người tham gia sau để gọi là “hoa hồng” chi trả cho người tham gia trước.

Trong khi doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính trả hoa hồng dựa trên khối lượng sản phẩm do cá nhân bán được; và doanh số sản phẩm do cấp dưới mà mình bảo trợ hoặc hướng dẫn bảo trợ tiêu thụ được; thì kinh doanh đa cấp bất chính cũng trả hoa hồng; nhưng hoa hồng ở đây là dựa trên việc dụ dỗ người tham gia vào mạng lưới. Càng nhiều người tham gia vào mạng lưới, càng nộp nhiều tiền đặt cọc, hay khoản tiền gọi là phí tham gia thì hoa hồng càng cao.

Kinh doanh đa cấp bất chính mang tính chất lừa dối

Với người tham gia, để thu hút đông đảo lực lượng tham gia mạng lưới; doanh nghiệp kinh doanh bất chính thường đánh vào tâm lý nhẹ dạ cả tin để vẽ ra một chân trời mới; một kế hoạch khởi nghiệp hoàn hảo, một chiến lược kinh doanh để đạt đến thành công.

Với người tiêu dùng, vì muốn bán được nhiều sản phẩm vậy nên doanh nghiệp kinh doanh bất chính thường cung cấp những thông tin không chính xác về sản phẩm; để người tham gia tiếp thị cho người tiêu dùng hay quảng bá một cách thái quá chất lượng, công dụng của sản phẩm; khiến người tiêu dùng bị lầm tưởng và mua sản phẩm.

Dấu hiệu nhận diện kinh doanh đa cấp bất chính

Người tham gia phải đặt cọc, mua hàng hoặc đóng tiền

Khi được mời tham gia một doanh nghiệp bán hàng đa cấp; lưu ý nếu phải bỏ ra một khoản tiền để đặt cọc, mua hàng thì cần phải cẩn trọng.

Việc tiêu dùng hoặc bán hàng hóa của doanh nghiệp là tùy thuộc nhu cầu, khả năng của bản thân người tham gia; công ty không được yêu cầu người tham gia phải mua một số lượng hàng hóa nhất định; để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.

Nhiều công ty bán hàng đa cấp bất chính tồn tại nhờ số tiền những người mới gia nhập bỏ ra mua hàng. Khi không tuyển thêm được người; hoặc khi người được tuyển không mua hàng, công ty sẽ rất khó để tồn tại.

Chỉ tập trung tìm kiếm người tham gia vào hệ thống 

Công ty cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận “hoa hồng” từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hệ thống; mà không phải từ việc mua bán hàng hóa của người được giới thiệu đó.

Một công ty bán hàng đa cấp chân chính, việc tuyển dụng sẽ không mang lại lợi ích; nếu những người được tuyển dụng không bán hàng. Bởi vì chỉ có bán hàng mới giúp hàng hóa được tiêu thụ, mang về doanh thu cho doanh nghiệp; và từ đó nhà phân phối được trả hoa hồng.

Hứa hẹn những khoản lợi nhuận hấp dẫn

Bán hàng đa cấp là một hình thức bán hàng, phân phối hàng hóa; không phải là một hình thức đầu tư; do đó phải cân nhắc khi nghe những lời hứa hẹn hấp dẫn về lợi nhuận.

Người tham gia chỉ có thu nhập khi bán được hàng hóa và những người trong cùng hệ thống bán được hàng hóa.

Trong khi doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính, trả hoa hồng dựa trên khối lượng sản phẩm do cá nhân bán được; và doanh số sản phẩm do cấp dưới do mình bảo trợ hoặc hướng dẫn bảo trợ tiêu thụ được; thì kinh doanh đa cấp bất chính cũng trả hoa hồng; nhưng hoa hồng ở đây là dựa trên việc dụ dỗ người tham gia vào mạng lưới. Càng nhiều người tham gia vào mạng lưới, càng nộp nhiều tiền đặt cọc; hay khoản tiền gọi là phí tham gia thì hoa hồng càng cao.

Không cho trả hàng trong thời hạn 30 ngày

Theo khoản 1 Điều 47 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, người tham gia bán hàng đa cấp có quyền trả lại hàng hóa đã mua từ công ty đa cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng.

Nếu công ty không cho phép người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa đã mua thì cần xem xét cẩn trọng.

Về hoạt động bán hàng

Hàng hóa chỉ có giá trị “ảo”. Hoạt động bán hàng bị xem nhẹ. Cách thức trả thưởng sẽ không dựa trên kết quả bán hàng mà dựa vào việc dụ dỗ người khác tham gia.

Trong mô hình “tháp ảo” này, doanh nghiệp dụ dỗ lôi kéo người tham gia; bằng cách hứa hẹn những khoản hoa hồng cao ngất ngưởng, cũng như các món hời dễ dàng; nếu người đó đóng tiền tham gia cũng như lôi kéo thêm được người khác gia nhập mạng lưới. Như vậy, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp đâu phải dựa trên lợi nhuận do việc bán hàng hóa; mà thực chất là việc, lôi kéo, dụ dỗ nhiều người tham gia; lấy tiền của người tham gia sau để gọi là “hoa hồng” chi trả cho người tham gia trước.

Tác động tiêu cực của hành vi kinh doanh đa cấp bất chính

Đối với doanh nghiệp kinh doanh đa cấp

Do ngày càng nhiều người tham gia bị dụ dỗ, bị lửa đảo; để rồi trở thành nạn nhân của kinh doanh đa cấp bất chính thì tiếng xấu về kinh doanh đa cấp ngày càng tăng. Thêm vào đó là tâm lý e ngại, dè chừng của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp đa cấp; và những sản phẩm của doanh nghiệp khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp hiện nay khó khăn trong việc tạo niềm tin với người tiêu dùng

Không những vậy, hành vi bất chính của những doanh nghiệp này còn làm cho môi trường cạnh tranh trở nên không lành mạnh; trong khi doanh nghiệp kinh doanh chân chính tạo dựng thương hiệu của mình thông qua việc không ngừng tiếp thị rộng rãi và nâng cao chất lượng sản phẩm; thì doanh nghiệp bất chính lại phá hủy thành quả đó; gây những nhầm lẫn hiểu sai về phương thức kinh doanh chân chính này.

Đối với người tham gia, tiêu dùng

Người tham gia chính là những người đầu tiên bị thiệt hại trực tiếp, chính người tham gia là người mất không một khoản tiền lớn để có thể trở thành thành viên của mạng lưới. Không những mất đi niềm tin trong mắt bạn bè, người thân, những người đã bị dụ dỗ vào hình thức bất chính này mà còn bị mang tiếng là lừa đảo, vì đã dụ dỗ lôi kéo ngay chính người thân quen của mình và gian dối về những thông tin sai lầm về công dụng của sản phẩm do người tham gia bị doanh nghiệp cung cấp một cách không chính xác.

Với người tiêu dùng, những doanh nghiệp bất chính thường tập trung vào việc dụ dỗ người tham gia hơn là việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy cho nên, việc xuất hiện các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bất chính này làm cho người tiêu dùng hoang mang về chất lượng sản phẩm mình đang dùng, thêm vào đó hàng kém chất lượng, không đúng với những gì được tiếp thị sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.

Đối với xã hội

Kinh doanh đa cấp bất chính làm phá vỡ các mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội. Vì kinh doanh đa cấp bất chính mà bạn bè, người quen thậm chí là những người thân trong gia đình có khi không thèm nhìn mặt nhau. Con người luôn trong trạng thái hoài nghi, mất niềm tin với mọi người xung quanh, gây tâm lý lo sợ khi tham gia vào các mối quan hệ trong xã hội.

Không những thế, bằng nhiều cách thức khác nhau, cùng với những thủ đoạn lừa dối tinh vi trong kinh doanh đa cấp bất chính; làm gia tăng số nạn nhân, số thiệt hại và cũng gia một số tội phạm; như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quảng cáo gian dối…làm cho xã hội vốn bất ổn nay càng nhiều bất ổn hơn.

Mời bạn đọc xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn về “Dấu hiệu nhận diện kinh doanh đa cấp bất chính và tác động tiêu cực”. Mọi thắc mắc về vấn đề có liên quan; quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Các hành vi bị cấm của người tham gia bán hàng đa cấp?

– Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng.
– Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.

Người dân cần làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình nếu bị lợi dụng vì bán hàng đa cấp bất chính?

Khi bị lợi dụng vì bán hàng đa cấp bất chính, người dân cần liên hệ với doanh nghiệp để lấy lại tài sản; hoặc các cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Trường hợp người tham gia bán hàng đa cấp đã liên hệ; nhưng doanh nghiệp không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng; nếu có lý do để cho rằng doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đảo hoặc vi phạm pháp luật hình sự; người tham gia bán hàng đa cấp cần trình báo ngay với cơ quan công an để được bảo vệ; hoặc có thể nộp đơn đến cơ quan tòa án có thẩm quyền; để khởi kiện và yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các bên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.