Hồ sơ đề nghị miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

17/01/2022
Hồ sơ đề nghị miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm?
561
Views

Chào luật sư, doanh nghiệp chúng tôi đang kinh doanh mặt hàng là quần áo; tất cả các sản phẩm đề được nhập trực tiếp từ nhà sản xuất Nam Phú. Trên thực tế, giũa doanh nghiệp và nhà sản xuất đã tiến hành thỏa thuận về giá cả hàng hóa; cũng như phân chia thị trường tiêu thụ đối với các doanh nghiệp khác cùng kinh doanh quần áo mà Nam Phú cung cấp. Qua tìm hiểu thì doanh nghiệp chúng tôi nhận thấy rằng việc thỏa thuận này đã vi phạm quy định pháp luật Cạnh tranh. Luật sư cho tôi hỏi; trong trường hợp này chúng tôi có được áp dụng quy định về miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm hay không? Hồ sơ đề nghị miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm cần chuẩn bị là gì? Mong Luật sư giải đáp.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư X xin tư vấn cho bạn về vấn đề trên như sau

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì?

  • Trong kinh tế học, hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận là sự thống nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp; nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh; hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh.
  • Luật Cạnh tranh Việt Nam không đưa ra khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; mà chỉ liệt kê các thỏa thuận bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (Điều 8).
  • Dưới góc độ nghiên cứu khoa học pháp lý, có thể hiểu: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất ý chí của từ 2 chủ thể kinh doanh trở lên được thể hiện dưới bất kì hình thức nào; có hậu quả làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường.

Quy định chung về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm?

Tại Điều 12 Luật canh tranh 2018; quy định các thỏa thuận bị cấm bao gồm:

Hồ sơ đề nghị miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Khoản 1 đến Khoản 4 Luật Cạnh tranh

  • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan; bao gồm: Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ; nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Và thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng; khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm giữa các doanh nghiệp; bao gồm các thỏa thuận: Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm; không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Khoản 7 đến Khoản 11 Luật Cạnh tranh

  • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan; quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật canh tranh 2018; khi thỏa thuận đó gây tác động; hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
  • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất; phân phối; cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định; quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật cạnh tranh 2018; khi thỏa thuận đó gây tác động; hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

Điều kiện để các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được miễn trừ

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm nêu ở trên được miễn trừ có thời hạn; nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

  • Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ; nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
  • Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
  • Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng; định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm.
  • Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng; thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.

Đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực lao động; thỏa thuận hợp tác trong các ngành; lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.

Hồ sơ đề nghị miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật Cạnh tranh năm 2018; hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm gồm:

2. Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm:

a) Đơn theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;

b) Dự thảo nội dung thỏa thuận giữa các bên;

c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; bản sao Điều lệ của hiệp hội ngành; nghề đối với trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có sự tham gia của hiệp hội ngành, nghề;

d) Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với doanh nghiệp mới thành lập; có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;

đ) Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; có kèm theo chứng cứ để chứng minh;

e) Văn bản ủy quyền của các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm cho bên đại diện (nếu có).

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Hồ sơ đề nghị miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư X0833102102

Câu hỏi thường gặp

Thị trường liên quan là gì?

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018; Thị trường liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả trong khu vực địa lý cụ thể có các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2018; Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.