Đất vườn có phải là đất trồng cây lâu năm không?

04/03/2023
Đất vườn có phải là đất trồng cây lâu năm không
232
Views

Đất vườn, đất trồng cây lâu năm là các loại đất không còn quá xa lạ với mọi người khi mà loại đất này luôn gắn bó với đời sống sản xuất, sinh hoạt của con người từ thuở khai hoang, lập ấp. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, tất cả những hoạt động của con người liên quan đến đất đai đều nằm trong khuôn khổ của pháp luật và chịu sự quản lý của nhà nước. Việc phân biệt được đất vườn với những loại đất khác là hết sức quan trọng vì việc sử dụng đất đúng mục đích là nghĩa vụ mà người sử dụng đất buộc phải thực hiện. Vậy đất vườn, đất trồng cây lâu năm được pháp luật định nghĩa như thế nào? Đất vườn có phải là đất trồng cây lâu năm hay là không?

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai năm 2013
  • Thông tư 27/2018/TT-BTNMT

Nội dung tư vấn

Đất vườn là gì?

Đất vườn là phần diện tích đất được sử dụng để cây lâu năm; cây hàng năm; hoặc trồng xen kẽ cây hàng năm với cây lâu năm. Đất vườn theo quy định của Luật đất đai năm 2013 có thể là thửa đất gắn liền với nhà ở hoặc là thửa đất trong và ngoài khu dân cư

Việc xác định loại đất có phải là đất vườn hay không sẽ dựa trên căn cứ tại Điều 11 Luật đất đai năm 2013 như sau:

“1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

2. Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;

4. Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ”.

Như vậy, để xác định đất vườn sẽ dựa trên nội dung ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc dựa trên việc xác định loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ

Đất trồng cây lâu năm là đất gì?

Tại phụ lục 01 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định: “Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Tài nguyên và Môi trường, , bao gồm :

– Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa, v.v;

– Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài, v.v;

 – Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm, v.v;

– Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng, v.v); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.

Trường hợp đất trồng cây lâu năm có kết hợp nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng cây lâu năm còn phải thống kê thêm theo các mục đích khác là nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đích khác thì thống kê theo cả hai mục đích đó)”.

– Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật đất đai năm 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng đất thì đất trồng cây lâu năm được xếp vào nhóm đất nông nghiệp, tên gọi đất trồng cây lâu năm dùng để phân biệt với đất trồng cây hàng năm.

– Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì có thể thấy, đất trồng cây lâu năm chỉ trồng các cây có tuổi thọ lâu đời và sẽ không bao gồm: Đất trồng lúa (gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương); đất trồng cây hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác) thuộc loại đất trồng cây hàng năm 

Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Luật đất đai năm 2013.

Đất vườn có phải là đất trồng cây lâu năm không
Đất vườn có phải là đất trồng cây lâu năm không

Đất vườn có phải là đất trồng cây lâu năm không?

Thực tế hiện nay, theo quy định của pháp luật về đất đai chỉ ghi nhận các định nghĩa về đất trồng cây lâu năm mà không có quy định về đất vườn

Căn cứ vào mục đích sử dụng đất sản xuất của người sử dụng đất thì có thể thấy đất trồng cây lâu năm và đất vườn có nhiều điểm khác biệt với nhau: 

Thứ nhất, về diện tích đất:

  • Diện tích đất vườn thường rất nhỏ, có thể chỉ là một khoảng đất trống khoảng vài mét vuông còn đối với đất trồng cây lâu năm thì thường rất lớn, có thể lên tới vài ha nhưng không quá 10ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng và không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Thứ hai, về cây trồng và mục đích sử dụng đất

– Đất vườn thường trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng xen lẫn giữa cây hàng năm và cây lâu năm.

– Đất trồng cây lâu năm dùng để trồng cách cây lâu năm, được nhà nước quy định về mục đích sử dụng đất rất rõ ràng. Các cây trồng lâu năm theo Phụ lục 01 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT được quy định như sau:

+ Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa, v.v;

+ Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài, v.v;

+ Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm, v.v;

+ Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng, v.v); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.

Trường hợp đất trồng cây lâu năm có kết hợp nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng cây lâu năm còn phải thống kê thêm theo các mục đích khác là nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đích khác thì thống kê theo cả hai mục đích đó).

Lưu ý: Đất vườn và đất trồng cây lâu năm nếu muốn xây dựng nhà ở, công trình xây dựng thì phải làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đất vườn có phải là đất trồng cây lâu năm không”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất . Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đất vườn có phải là đất ở không?

Đất vườn không phải là đất ở vì theo phụ lục I Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, thì đất ở là đất để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống và vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được công nhận là đất ở. Trường hợp thửa đất có vườn ao gắn liền với nhà ở mà chưa được công nhận quyền sử dụng đất thì diện tích đất ở được xác định tạm thời bằng hạn mức giao đất ở mới theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
– Trường hợp đất ở có kết hợp sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (kể cả nhà chung cư có mục đích hỗn hợp) thì ngoài việc thống kê theo mục đích đất ở phải thống kê cả mục đích phụ là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, theo mục đích đất ở phải thống kê cả mục đích phụ là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
Việc xác định diện tích đất ở đối với đất vườn được căn cứ theo quy định tại Điều 103 Luật đất đai năm 2013.

Đất vườn xây nhà được không?

Theo quy định của Luật đất đai năm 2013 thì chỉ có đất ở mới được phép xây nhà, theo đó nếu muốn xây nhà trên đất vườn thì phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.