Đất Shophouse là gì? Pháp lý về căn hộ Shophouse 2022

21/10/2022
Đất Shophouse là gì? Pháp lý về căn hộ Shophouse theo quy định năm 2022
373
Views

Shophouse là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong thị trường bất động sản, còn được gọi tên là nhà phố thương mại là loại hình nhà ở kết hợp với kinh doanh khá thịnh hành tại nước ta hiện nay. Vậy đất shophouse là gì? thời hạn sử dụng cũng như ưu, nhược điểm của shophouse, pháp lý về căn hộ Shophouse như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

Đất Shophouse là gì?

Hiện nay, khái niệm shophouse chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, đất đai, nhà ở, kinh doanh thương mại.

Shophouse hay còn gọi là nhà phố thương mại, là loại công trình kết hợp giữa nhà ở và cửa hàng kinh doanh thương mại. Loại hình này được hình thành do nhu cầu của thị trường và đã được xây dựng tại một số địa phương, đặc biệt là tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Đất nền Shophouse là loại đất nền dùng để xây dựng nhà phố thương mại – một mô hình nhà ở kết hợp với trung tâm thương mại/cửa hàng. Đất nền Shophouse thường tọa lạc ở các vị trí đắc địa, khu vực trung tâm của các thành phố, nơi có dân cư đông đúc, kinh tế phát triển. Diện tích của khu đất nền khá lớn vì thông thường, Shophouse sẽ được thiết kế liền kề với nhau để tạo thành khu phố kinh doanh thương mại sầm uất, thu hút khách hàng.

Được tọa lạc ở vị trí đẹp trong trung tâm thành phố nên giá đất nền Shophouse rất cao và tăng theo thời gian. Đây là sản phẩm bất động sản được nhiều nhà đầu tư lựa chọn và kỳ vọng rất nhiều về tiềm năng sinh lời trong tương lai.

Tính pháp lý của đất nền Shophouse là gì?

Căn cứ Điều 125 và Điều 126 Luật Đất đai 2013, tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất hoặc dự án cụ thể mà thời hạn sử dụng của shophouse là khác nhau:

– Shophouse có thời gian sử dụng ổn định lâu dài nếu được xây dựng trên đất ở.

Đất Shophouse là gì?
Đất Shophouse là gì?

– Shophouse có thời gian sử dụng không quá 50 năm nếu có vị trí trong lô đất Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện các dự án đầu tư (khi hết thời hạn mà người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá 50 năm).

Cách xác định thời hạn:

* Căn cứ thực tế (đây là một căn cứ xác định nhưng không đúng với mọi trường hợp).

– Shophouse là nhà liên kế thì thời hạn sử dụng thông thường không quá 50 năm, một số khác có thời hạn sử dụng lâu dài.

– Shophouse là căn hộ khối đế của dự án chung cư thì thông thường thời hạn sở hữu là 50 năm.

* Căn cứ pháp lý: Kiểm tra Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) của chủ đầu tư hoặc của hộ gia đình, cá nhân khi họ chuyển nhượng lại.

Ưu điểm của Shophouse

Vị trí đắc địa

Khi triển khai thiết kế dự án, các khu đô thị, chủ đầu tư thường chọn vị trí tại những tuyến đường lớn, trung tâm dự án, nơi có đông người lưu thông qua lại để làm Shophouse. Tại đây, các shophouse sẽ dễ dàng thu hút được nguồn khách tiềm năng từ chính trong khu chung cư và đô thị xung quanh. Đây được xem là một trong những yếu tố đảm bảo việc kinh doanh hoặc cho thuê shophouse hoạt động tốt.

Số lượng giới hạn

Do shophouse phục vụ chính cư dân bên trong dự án nên số lượng căn hộ Shophouse theo đó cũng sẽ được gia giảm tùy thuộc số cư dân dự đoán, với các dự án án tầm trung, số lượng shophouse chỉ chiếm từ 2-3% trên tổng số lượng căn hộ, các dự án lớn hơn như khu đô thị thì có thể lên tới 5%.

Do có vị trí đẹp cộng số lượng có hạn khi tung ra thị trường không thể đáp ứng hết nhu cầu nên các căn shophouse lại càng trở nên khan hiếm.

Thiết kế thông minh và tiện lợi

Thiết kế của các căn hộ shophouse thường bao gồm 2 tầng tách biệt nên có thể sử dụng với nhiều chức năng khác nhau như:

  • Mở cửa hàng: Với lợi thế về vị trí cũng như thiết kế đẹp kèm theo việc tách biệt giữa khu vự ở và kinh doanh, shophouse thích hợp nhất là để mở cửa hàng, với lượng cư dân sống ngay tại các căn hộ xung quanh thì đây sẽ là phương án có được nhiều lợi nhuận nhanh chóng.
  • Cho thuê làm văn phòng: Shophouse không chỉ có thiết kế đẹp, diện tích lớn, nằm ngay tầng trệt, vị trí đẹp trong cả khu chung cư, mặt tiền đường lớn hoàn toàn đáp ứng đủ các tiêu chí làm văn phòng đại diện cho những công ty, tập đoàn lớn.

Thuận tiện di chuyển

Việc này cũng giống như bạn chọn vị trí cửa hàng có mặt tiền lớn, lượng khách qua lại nhiều, thông thoáng dễ đến và thu hút nhiều sự chú ý. Shophouse được chọn cho những vị trí gần lối lên xuống chung cư hoặc có khu vực gửi xe bên đường để nhiều người vào mua đồ nhanh. Ngoài ra, để các Shophouse thuận tiện phát triển thì các chủ đầu tư thường xây dựng bãi đỗ xe ngay trước cửa hàng.

Thanh khoản tốt

Một trong các yếu tố hấp dẫn nữa của shophouse đó chính là tính thanh khoản cao, do các yếu tố như vị trí, thiết kế cùng số lượng hạn chế, các nhà đầu tư có thể yên tâm về tính thanh khoản bởi có thể dễ dàng mua bán, cho thuê.

Sinh lời cao từ việc cho thuê

Bạn có biết tỉ lệ khai thác của các căn shophouse lên tới khoảng 8-12%/năm, con số này vượt xa việc bạn cho thuê chung cư hay gửi lãi suất ngân hàng, ít rủi ro hơn đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Cơ hội tăng giá trị tài khoản

Tất nhiên nếu bạn có thể tự kinh doanh, mở cửa hàng, siêu thị thì quá tuyệt vời rồi. Shophouse có diện tích lớn, dễ dàng kinh doanh nhiều lĩnh vực ngành nghề. Bạn cũng không phải lo chi phí thuê mặt bằng với giá cắt cổ hàng tháng nữa qua đó giá trị tài sản của bạn cũng tăng lên nhanh chóng.

Những mặt hạn chế của Shophouse

Vốn đầu tư lớn

Các căn hộ shophouse thường có giá bán cao hơn căn hộ, đòi hỏi các nhà đầu tư phải chi ra số tiền lớn hơn so với việc mua căn hộ.

Sở hữu vị trí đắc địa kết hợp với sự khan hiếm thì hiển nhiên giá bán sẽ cao hơn các loại hình bất động sản khác như biệt thự, liền kề, đòi hỏi các nhà đầu tư phải chi ra số tiền lớn hơn để sở hữu nó.

Cộng đồng dân cư phải đông

Shophouse thường dùng để kinh doanh buôn bán nên cần có một cộng đồng dân cư đông đúc để đảm bảo lợi nhuận và có khả năng sinh lợi nhuận từ việc kinh doanh hoặc cho thuê.

Hạn chế về quyền sở hữu

Tại một số dự án, khu đô thị, khi sở hữu 1 Shophouse, bạn sẽ được cấp sổ đỏ, sổ hồng nhưng chỉ có thời hạn sử dụng 50 năm.

Sự khác nhau giữa Shophouse và nhà mặt phố, biệt thự phố

Về mục đích đầu tư

Khi đầu tư nhà mặt phố hay Shophouse nhà đầu tư đều hướng đến hoạt động kinh doanh thương mại hoặc cho thuê lại. Nhưng danh mục dịch vụ kinh doanh của nhà mặt phố có tính đa dạng hơn rất nhiều so với Shophouse. Những dịch vụ kinh doanh cơ bản giống nhau giữa nhà mặt phố và Shophouse là các dịch vụ tiện ích cho cư dân lân cận như kinh doanh bán nhà hàng ăn, thời trang, cửa hàng tiện ích, siêu thị mini, kinh doanh hàng nhu yếu phẩm.

Do Shophouse có tính đặc thù gắn với quy hoạch của khu đô thị nên sẽ hạn chế hơn nhà mặt phố trong các hoạt động kinh doanh cần sự chuyên môn cao hơn như làm trụ sở, văn phòng công ty, dịch vụ khách sạn, hoặc các mặt hàng dịch vụ đặc thù có tính quần thể hoặc địa phương.

Về vị trí và thiết kế

Shophouse thường nằm trong một khu đô thị có quy hoạch hoàn chỉnh, và tiếp giáp với tuyến đường nội bộ của khu đô thị. Ngoài ra thiết kế xây dựng của Shophouse là thiết kế quy hoạch cứng không thể điều chỉnh cũng như không thể thay đổi cấu trúc. Nhà mặt phố thì khác, nhà đầu tư có thể xin cấp phép để thay đổi cấu trúc, cũng như xây dựng lại một cách độc lập mà không ảnh hưởng đến cấu trúc, quy hoạch của những ngôi nhà kế bên. Điều này làm cho nhà mặt phố có thể dễ dàng điều chỉnh công năng sử dụng cao hơn Shophouse đối với những dịch vụ kinh doanh có tính chuyên môn cao như tòa nhà văn phòng, khách sạn…miễn là khu đất đó đủ diện tích xin cấp phép quy hoạch và xây dựng.

Về đối tượng khách hàng tiềm năng

Các dịch vụ cung cấp bởi Shophouse đa phần hướng đến đối tượng khách hàng nằm trong quần thể khu đô thị đó, việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng ngoài khu đô thị hạn chế hơn do đặc thù quy hoạch và thiết kế. Đối với nhà mặt phố với đặc thù nằm trên mặt phố nhiều người đi lại và dễ tiếp cận nên ngoài khách hàng trong khu vực lân cận, nhà mặt phố còn hấp dẫn một lượng lớn đối tượng khách hàng vãng lai hoặc khách hàng thường xuyên đi lại trên tuyến phố đó do thuận lợi từ việc tiếp cận dịch vụ.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đất Shophouse là gì? Pháp lý về căn hộ Shophouse theo quy định năm 2022″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp sổ đỏ, điều kiện tách sổ đỏ hoặc sử dụng dịch vụ tách sổ đỏ nhanh cóng của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Shophouse có được cấp sổ đỏ không?

Luật Đất đai 2013 quy định khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực dự án thì chủ đầu tư được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho toàn bộ diện tích đất dự án. Đồng thời khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 và Điều 118 Luật Nhà ở 2014 quy định khi chủ đầu chuyển nhượng shophouse phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nhóm khách hàng nào nên mua và sở hữu nhà Shophouse?

1. Người lớn tuổi, có số vốn nhất định, muốn một kênh đầu tư lâu dài, có dòng tiền cho thuê ổn định.
2. Nhà đầu tư muốn thêm một kênh an toàn, tránh ” bỏ hết trứng vào một rỏ” ngoài các kênh như vàng, ngoại tệ, chứng khoán,gửi tiết kiệm ngân hàng…
3. Cá nhân hoặc gia đình muốn có nhà phố hoặc chung cư để cho thuê nhưng muốn giá thuê cao hơn.
4. Cha mẹ muốn dành một khoản đầu tư lâu dài cho con cái khi trưởng thành.
5. Cá nhân, tổ chức cần mặt bằng tốt để kinh doanh cafe, fastfood, các dịch vụ cao cấp.
6. Gia đình, cá nhân cần nơi vừa có thể ở, vừa có thể kinh doanh.
7. Người cần môi trường sống, tiện ích tại các chung cư nhưng không muốn ở tầng cao.
8. Người chuyên đâù tư “BĐS dòng tiền”

Vì sao nên đầu tư vào Shophouse?

Trong một vài năm trở lại đây, mô hình shophouse bắt đầu xuất hiện và trở thành sản phẩm được các nhà đầu tư săn đón tại thị trường bất động sản Việt Nam, điều đó được minh chứng bằng việc nhiều dự án ngay từ khi ra mắt đã có sức hút mạnh mẽ.
Với hạ tầng hiện đại tích hợp với nhiều lợi ích, mô hình shophouse đang dần trở thành sự lựa chọn thay thế nhà phố truyền thống/nhà liền kề. Theo phân tích của các chuyên gia quy hoạch, shophouse thường được đặt ở những khu đô thị cao cấp, được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ cùng mật độ dân cư lớn. Bên cạnh đó là những lợi thế về vị trí đắc địa, thiết kế thông minh giúp sản phẩm này luôn được các nhà đầu tư để mắt ngay khi dự án mới được công bố.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.