Con cài ủy quyền cho mẹ bán đất được không?

21/10/2022
Con cài ủy quyền cho mẹ bán đất được không?
247
Views

Giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hay còn được gọi phổ biến là mua bán đất đai, cần phải thực hiện theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định. Hiện nay, thì người sử dụng đất có thể ủy quyền cho người khác thay mình để thực hiện giao dịch chuyển nhượng đất đai. Vậy con cài ủy quyền cho mẹ bán đất được không? Pháp luật quy định về việc con cài ủy quyền cho mẹ bán đất như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Con cài ủy quyền cho mẹ bán đất được không?

Căn cứ Điều 138, Bộ luật dân sự 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền, cụ thể như sau:

“Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện”.

Theo quy định trên thì con có thể ủy quyền cho mẹ để thực hiện giao dịch chuyển nhượng đất đai. Những người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền nếu pháp luật không quy định giao dịch dân sự đó phải do người đủ từ 18 tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Con cài ủy quyền cho mẹ bán đất được không?
Con cài ủy quyền cho mẹ bán đất được không?


Căn cứ Điều 562, Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 562. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Như vậy, trong trường hợp con không thể tự mình chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai thì có thể ủy quyền cho mẹ thực hiện giao dịch này thông qua hợp đồng ủy quyền. Thực tế, việc con ủy quyền cho mẹ bán đất thường xảy ra khi con bị ốm đau, bệnh tật hay đi công tác và làm việc ở nước ngoài…

Hợp đồng ủy quyền cho mẹ bán đất có phải công chứng không?

Hiện nay không có quy định nào về việc bắt buộc việc ủy quyền mua bán đất đai phải lập thành văn bản có công chứng. Nếu giữa hai mẹ con có sự tin tưởng tuyệt đối thì có thể bỏ qua việc công chứng hợp đồng ủy quyền.

Tuy nhiên, để tránh xảy ra tranh chấp khi ủy quyền chuyển nhượng đất đai thì có thể thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền. Việc công chứng có thể thực hiện tại bất kỳ tổ chức công chứng nào (kể cả tổ chức công chứng đó không có trụ sở tại địa phương nơi có đất của người ủy quyền).

Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền bán đất thường diễn ra như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Giấy tờ tùy thân của bên ủy quyền (người con) và bên được ủy quyền (người mẹ) như: CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Hợp đồng ủy quyền đã soạn thảo.
  • Phiếu yêu cầu công chứng.
  • Các giấy tờ khác theo yêu cầu của tổ chức công chức (nếu có)

Bước 2: Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền bán đất tại tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi cả nước.

Bước 3: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra các giấy tờ.

– Nếu hồ sơ còn thiếu thì người yêu cầu công chứng phải nộp bổ sung theo hướng dẫn.

– Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiến hành thụ lý, ghi vào sổ công chứng.

Bước 4: Tổ chức công chứng tiến hành công chứng hợp đồng ủy quyền bán đất trong thời hạn không quá 2 ngày làm việc (thông thường sẽ được trả kết quả luôn).

Thủ tục bán đất khi được ủy quyền như thế nào?

Khi con ủy quyền cho mẹ bán đất thì giao dịch này sẽ được tiến hành như sau:

Bước 1: Người được ủy quyền cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng ủy quyền bán nhà đất
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • CMND/CCCD của người ủy quyền và người được ủy quyền.
  • Sổ hộ khẩu của người ủy quyền bán đất.

Bước 2: Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng đến tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có đất để tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng.

Bước 3: Đến văn phòng đăng ký đất đai thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện để nộp hồ sơ để sang tên quyền sử dụng đất.

Bước 4: Người được ủy quyền thực hiện nghĩa vụ theo nội dung ghi trong hợp đồng ủy quyền (ví dụ: Đưa toàn bộ số tiền có được do bán đất cho người ủy quyền…).

Con ủy quyền cho mẹ bán đất thì ai sẽ là người phải nộp thuế?

Căn cứ Tiết b.2, Điểm b, Khoản 3, Điều 1, Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:

“3. Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được xác định như sau

b) Đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế khác.

b.1) Trường hợp chuyển nhượng bất động sản là đồng sở hữu, người nộp thuế là từng cá nhân đồng sở hữu bất động sản.

b.2) Trường hợp ủy quyền quản lý bất động sản mà cá nhân được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có các quyền như đối với cá nhân sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật thì người nộp thuế là cá nhân ủy quyền bất động sản”.

Theo quy định trên, người có trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền chuyển nhượng đất đai là người ủy quyền (người con). Trong trường hợp bên chuyển nhượng (bên bán) và bên nhận chuyển nhượng (bên mua) có thỏa thuận khác thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận. Xem thông tin chi tiết trong bài viết: Mua bán nhà đất chịu thuế gì theo quy định của pháp luật?

Thời hạn hợp đồng ủy quyền cho mẹ bán đất là bao lâu?

Căn cứ Điều 563, Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 563. Thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền”.

Như vậy, hai mẹ con có thể tự thỏa thuận về thời hạn hợp đồng ủy quyền. Nếu trong hợp đồng không có quy định nào nhắc đến điều này thì hợp đồng ủy quyền sẽ có hiệu lực 1 năm tính từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Con cài ủy quyền cho mẹ bán đất được không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như nguyên tắc, thủ tục chia tài sản khi ly hôn hay tư vấn về việc chia nhà ở khi ly hôn… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nội dung mẫu giấy ủy quyền cho mẹ bán đất gồm những gì?

Các bên tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng ủy quyền với điều kiện không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Hợp đồng ủy quyền nhà đất gồm các điều khoản cơ bản sau:
– Thông tin của các bên.
– Nội dung công việc, thời hạn ủy quyền.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên.
– Thù lao mà bên được ủy quyền nhận được.
– Giải quyết tranh chấp.

Có thể công chứng mẫu giấy ủy quyền cho mẹ bán đất ở đâu?

Điều 42 Luật Công chứng 2014 quy định phạm vi công chứng như sau:
“Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”
Theo đó, khi ủy quyền bán nhà đất thì các bên công chứng tại phòng công chứng nhà nước hoặc văn phòng công chứng tư có trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà đất.

Phạm vi được phép ủy quyền cho mẹ bán đất của con như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 141 và Điều 143 Bộ luật Dân sự 2015 thì người nhận ủy quyền chỉ có thể thực hiện những công việc nhân danh bên ủy quyền và được hưởng các quyền trong giấy ủy quyền.
Tuy nhiên, người nhận ủy quyền vẫn có thể thực hiện những công việc vượt quá phạm vi ủy quyền nếu được sự đồng ý của người ủy quyền.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.