Đất quốc phòng có được xây dựng nhà ở không năm 2022?

29/10/2022
Đất quốc phòng có được xây dựng nhà ở không?
475
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết việc đất quốc phòng có được xây dựng nhà ở không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đất quốc phòng được biết đến là một trong loại đất thuộc quyền sử dụng của Bộ Quốc Phòng nhằm phục vụ cho việc liên quan đến hoạt động quân sự tại Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay trên các khu đất quốc phòng thay vì xuất hiện các hoạt động mang tính chất quân sự, thì lại xuất hiện tình trạng nhiều quân nhân tiến hành xây dựng nhà cửa. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì đất quốc phòng có được xây dựng nhà ở không?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc đất quốc phòng có được xây dựng nhà ở không?. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Đất quốc phòng là loại đất gì tại Việt Nam?

Theo quy định của pháp luật đất đai, thì hiện nay Việt Nam chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa về đất quốc phòng là gì. Tuy nhiên, thông qua các quy định của pháp luật về đất đai ta có thể biết được đất quốc phòng là loại đất mà được sử dụng với mục đích quốc phòng và được Nhà nước giao cho các đơn vị, tổ chức quốc phòng để thực hiện mục đích quốc phòng kết hợp với xây dựng, phát triển kinh tế hoặc thực hiện các mục tiêu về quốc phòng theo quy định.

Đất quốc phòng dùng trong mục đích gì?

Theo quy định tại Điều 61 Luật đất đai 2013 quy định về việc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh như sau: Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau đây:

– Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;

– Xây dựng căn cứ quân sự;

– Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;

– Xây dựng ga, cảng quân sự;

– Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

– Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;

– Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;

– Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;

– Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;

– Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

Quy định về việc sử dụng đất quốc phòng tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 50 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh như sau:

– Người sử dụng đất quốc phòng, an ninh được quy định như sau:

  • Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là người sử dụng đất đối với đất cho các đơn vị đóng quân trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1; đất làm căn cứ quân sự; đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; đất thuộc các khu vực mà Chính phủ giao nhiệm vụ riêng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, bảo vệ và sử dụng;
  • Các đơn vị trực tiếp sử dụng đất là người sử dụng đất đối với đất làm ga, cảng quân sự; đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; đất làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trại giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;
  • Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an phường, thị trấn; đồn biên phòng là người sử dụng đất đối với đất xây dựng trụ sở.

– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh phải được sử dụng đúng mục đích đã được xác định. Đối với diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho đơn vị sử dụng đất để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích; sau 12 tháng kể từ ngày được thông báo, nếu đơn vị sử dụng đất không khắc phục để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi để giao cho người khác sử dụng.

– Đất do các đơn vị vũ trang nhân dân đang quản lý, sử dụng nhưng không thuộc quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh đã được phê duyệt thì phải bàn giao cho địa phương quản lý và xử lý như sau:

  • Đối với diện tích đất đã bố trí cho hộ gia đình cán bộ, chiến sỹ thuộc đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng làm nhà ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt thì người sử dụng đất ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
  • Đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp do các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh đang sử dụng thì phải chuyển sang hình thức thuê đất theo phương án sản xuất, kinh doanh đã được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an phê duyệt;
  • Đối với diện tích đất không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất để giao, cho thuê sử dụng theo quy định của pháp luật.

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết dứt điểm diện tích đất đang có tranh chấp để xác định người sử dụng đất.

Đất quốc phòng có được xây dựng nhà ở không?
Đất quốc phòng có được xây dựng nhà ở không?

Đất quốc phòng có được xây dựng nhà ở không?

Theo quy định tại khoản 9 Điều 61 Luật Đất đai 2013 quy định việc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh có nhắc đến như sau:

– Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân.

Và theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định cũng có nhắc đến như sau:

– Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là người sử dụng đất đối với đất cho các đơn vị đóng quân trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1; đất làm căn cứ quân sự; đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; đất thuộc các khu vực mà Chính phủ giao nhiệm vụ riêng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, bảo vệ và sử dụng;

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 68/2017/TT-BQP quy định về nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng như sau: Nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng là nhà ở kiểu căn hộ (căn nhà) khép kín, dùng để bố trí cho cán bộ, nhân viên đủ điều kiện được thuê ở trong thời gian đảm nhiệm công tác; là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý sử dụng.

Như vậy thông qua quy định trên ta biết được đất quốc phòng được phép xây nhà tuy nhiên chỉ được xây nhà công vụ.

Quy định về việc xây dựng nhà trên đất quốc phòng tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 68/2017/TT-BQP quy định về các loại nhà ở công vụ, tiêu chuẩn diện tích như sau:

– Đối với nhà biệt thự: Được thiết kế theo kiểu biệt thự đơn lập hoặc biệt thự song lập. Chiều cao tối đa không quá 3 tầng. Diện tích đất khuôn viên biệt thự không nhỏ hơn 350 m2 và không lớn hơn 500 m2; gồm 2 loại:

  • Loại A: Diện tích đất 450 m2 đến 500 m2, diện tích sử dụng nhà từ 300 m2 đến 350m2;
  • Loại B: Diện tích đất 350 m2 đến 400 m2, diện tích sử dụng nhà từ 250 m2 đến 300 m2.

– Nhà liền kề: Diện tích đất không nhỏ hơn 80 m2 và không lớn hơn 150 m2; gồm 2 loại sau:

  • Loại C: Diện tích đất 120 m2 đến 150 m2, diện tích sử dụng nhà từ 150 m2 đến 170 m2;
  • Loại D: Diện tích đất 80m2 đến 120 m2, diện tích sử dụng nhà từ 100 m2 đến 120 m2;

– Đối với căn hộ chung cư khu vực đô thị được thiết kế kiểu căn hộ khép kín, diện tích sử dụng mỗi căn hộ không nhỏ hơn 25 m2 và không lớn hơn 160 m2; gồm 5 loại sau:

  • Căn hộ loại 1: Diện tích sử dụng từ 140 m2 đến 160 m2;
  • Căn hộ loại 2: Diện tích sử dụng từ 100 m2 đến 115 m2;
  • Căn hộ loại 3: Diện tích sử dụng từ 80 m2 đến 100 m2;
  • Căn hộ loại 4: Diện tích sử dụng từ 60 m2 đến 70 m2;
  • Căn hộ loại 5: Diện tích sử dụng từ 25 m2 đến 45 m2.

– Căn nhà khu vực nông thôn được thiết kế căn nhà kiểu khép kín, diện tích sử dụng mỗi căn nhà không nhỏ hơn 25 m2 và không lớn hơn 90 m2, gồm 04 loại sau:

  • Căn nhà loại 1: Diện tích sử dụng từ 80 m2 đến 90 m2;
  • Căn nhà loại 2: Diện tích sử dụng từ 55 m2 đến 65 m2;
  • Căn nhà loại 3: Diện tích sử dụng từ 40 m2 đến 45 m2;
  • Căn nhà loại 4: Diện tích sử dụng từ 25 m2 đến 35 m2.

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 68/2017/TT-BQP quy định về các tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ như sau:

  • Biệt thự loại A: Được bố trí cho ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng.
  • Biệt thự loại B: Được bố trí cho cán bộ có quân hàm Đại tướng, trừ chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này.
  • Nhà liền kề loại C hoặc căn hộ chung cư loại 1: Được bố trí cho cán bộ có quân hàm Thượng tướng, Đô đốc Hải quân.
  • Nhà liền kề loại D hoặc căn hộ chung cư loại 2: Được bố trí cho cán bộ có quân hàm Trung tướng, Thiếu tướng; Phó Đô đốc, Chuẩn Đô đốc Hải quân và tương đương.
  • Căn hộ chung cư loại 3 tại khu vực đô thị hoặc căn nhà loại 1 tại khu vực nông thôn: Được bố trí cho cán bộ có quân hàm Đại tá, Thượng tá, Trung tá và tương đương.
  • Căn hộ chung cư loại 4 tại khu vực đô thị hoặc căn nhà loại 2 tại khu vực nông thôn: Được bố trí cho cán bộ có quân hàm Thiếu tá, Đại úy và tương đương.
  • Căn hộ chung cư loại 5 tại khu vực đô thị hoặc căn nhà loại 3, 4 tại khu vực nông thôn được bố trí cho các đối tượng còn lại.

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 68/2017/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn trang bị nội thất nhà ở công vụ như sau:

– Nguyên tắc trang bị nội thất nhà ở công vụ:

  • Trang bị nội thất cơ bản nhà ở công vụ đối với trường hợp đầu tư xây dựng mới nhà ở công vụ: Kinh phí trang bị nội thất cơ bản tổng hợp đưa vào phê duyệt cùng dự án để triển khai thực hiện, bảo đảm đồng bộ khi đưa công trình vào khai thác sử dụng;
  • Đối với căn hộ mua để bố trí làm nhà ở công vụ: Khi mua đã có trang bị nội thất cơ bản thì không được trang bị thay thế, chỉ được trang bị bổ sung những trang thiết bị còn thiếu so với quy định tại Khoản 2 Điều này;
  • Đối với nhà ở công vụ đã được đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì giữ nguyên hiện trạng; căn cứ ngân sách được bố trí, khả năng bảo đảm của đơn vị để xem xét trang bị cho phù hợp với từng đối tượng;
  • Việc trang bị nội thất cơ bản cho nhà ở công vụ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Thiết bị, trang bị nội thất nhà ở công vụ được trang bị phải có niên hạn sử dụng tối thiểu 5 năm.

– Trang bị nội thất biệt thự, căn hộ chung cư tại khu vực đô thị bố trí làm nhà ở công vụ bao gồm: Bộ bàn ghế và kệ ti vi phòng khách, máy điều hòa nhiệt độ các phòng, bộ bàn ghế phòng ăn, tủ lạnh, tủ bếp (đồng bộ), bộ bếp nấu và máy hút mùi; tủ đứng, giường, đệm, máy giặt, bình nóng lạnh, 01 bộ bàn ghế làm việc cá nhân.

– Định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất cơ bản cho biệt thự, căn hộ chung cư tại khu vực đô thị quy định tại Khoản 2 Điều 8 được quy định như sau:

  • Loại Căn hộ công vụ có 01 phòng ngủ, 01 phòng khách (tương ứng với căn hộ loại 4 và loại 5): 120 triệu đồng;
  • Loại Căn hộ công vụ có 02 phòng ngủ, 01 phòng khách (tương ứng với nhà liền kề loại D và căn hộ loại 2, loại 3): 160 triệu đồng;
  • Loại Căn hộ công vụ có 03 phòng ngủ, 01 phòng khách (tương ứng với nhà liền kề loại C và căn hộ loại 1): 200 triệu đồng;
  • Đối với biệt thự có 04 phòng ngủ, 01 phòng khách, 01 phòng làm việc: 250 triệu đồng.

– Trang bị nội thất cơ bản đối với căn nhà bố trí làm nhà ở công vụ tại khu vực nông thôn bao gồm: Bộ bàn ghế và kệ ti vi phòng khách, máy điều hòa nhiệt độ các phòng, bộ bàn ghế làm việc cá nhân, bộ bàn ghế phòng ăn (nếu có), tủ lạnh, tủ bếp, bếp; tủ đứng, giường đệm, máy giặt, bình nóng lạnh. Đối với những nơi chưa có nguồn điện thì chưa bố trí các thiết bị sử dụng điện.

– Định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất đối với căn nhà khu vực nông thôn tại Khoản 4 Điều 8 được quy định như sau:

  • Đối với căn nhà thiết kế khép kín có chung phòng ngủ và phòng khách (tương ứng với căn hộ loại 4): 75 triệu đồng;
  • Đối với căn nhà thiết kế khép kín có 01 phòng ngủ, 01 phòng khách riêng biệt (tương ứng với căn hộ loại 2 và loại 3): 90 triệu đồng;
  • Đối với căn nhà thiết kế khép kín có 02 phòng ngủ, 01 phòng khách riêng biệt (tương ứng với căn hộ loại 1): 120 triệu đồng.

– Việc lựa chọn trang thiết bị nội thất cơ bản để trang bị phải phù hợp với công năng, diện tích, không gian của từng phòng trong căn hộ đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

– Khi giá trang thiết bị nội thất cơ bản trên thị trường có biến động (tăng hoặc giảm) trên 20% so với định mức kinh phí tối đa quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều 8 thì được điều chỉnh; việc điều chỉnh theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 28 Thông tư 68/2017/TT-BQP.

– Kinh phí mua sắm trang bị nội thất cơ bản được tổng hợp trong tổng mức đầu tư, dự toán đối với dự án đầu tư xây dựng mới. Đối với dự án mua sắm trang bị nội thất cơ bản độc lập theo quyết định của cấp có thẩm quyền, thực hiện theo đúng quy trình lập dự toán, chấp hành và quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đấu thầu và các quy định, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Đất quốc phòng có được xây dựng nhà ở không?. Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến giải thể doanh nghiệp; Dịch vụ giải thể doanh nghiệp, hoặc vấn đề về không đăng ký kết hôn con mang họ ai của chúng tôi. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Đất quốc phòng có được mua bán, chuyển nhượng không?

Theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 6 Nghị quyết 132/2020/QH14 quy định quyền, nghĩa vụ của đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế như sau:
– Không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất.
– Không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất.

Những hành vi bị cấm khi sử dụng nhà trên đất quốc phòng?

– Tự ý chuyển đổi công năng và sử dụng không đúng mục đích; tàng trữ vật liệu gây cháy, nổ, gây tiếng ồn, ô nhiễm môi trường hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cán bộ, nhân viên được thuê nhà ở công vụ.
– Cho thuê không đúng đối tượng, không đủ điều kiện được thuê nhà ở công vụ và thực hiện không đúng quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
– Chiếm dụng nhà ở công vụ hoặc cản trở việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở công vụ.
– Chuyển đổi, chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà ở công vụ dưới bất kỳ hình thức nào.
– Không ở hoặc cho người khác mượn, ở nhờ một phần hoặc toàn bộ nhà ở công vụ.
– Tự ý cải tạo, sửa chữa, coi nới, lấn chiếm nhà ở, khuôn viên đất liền kề.
– Thu và sử dụng nguồn tiền thu từ cho thuê nhà ở công vụ không đúng quy định của Nhà nước và quy định tại Thông tư này.
– Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Đối tượng sử dụng nhà ở xây dựng trên đất quốc phòng?

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ được điều động, luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, người làm việc trong các tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý (sau đây viết gọn là cán bộ, nhân viên).
– Cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý sử dụng nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.