Đất ông bà để lại không có giấy tờ xử lý như thế nào?

21/03/2023
Đất ông bà để lại không có giấy tờ xử lý như thế nào?
264
Views

Ông bà tôi có mấy thửa đất ở quê, tuy nhiên thì trước lúc ông bà mất không kịp để lại bất kỳ một loại giấy tờ nào? Mà ông bà có tận 5 người con, bây giờ ông bà mất đã lâu, đất thì bỏ hoang nên anh em muốn chia nhau mỗi người một ít. Đất đai là một vấn đề khó giải quyết, nay đất đai lại không có giấy tờ lại càng khó thêm. Nay tôi muốn nhờ mọi người và Luật Sư tư vấn giúp gia đình tôi cần giải quyết như thế nào về những mảnh đất của ông bà để lại. Xin cảm ơn. Để giải quyết những vấn đề trên của bạn, mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247 tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Đất ông bà để lại không có giấy tờ xử lý như thế nào?”sau đây.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện được chia thừa kế quyền sử dụng đất

Để chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì cần phải đáp ứng đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện để thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

+Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013.

+Đất không có tranh chấp;

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

+ Trong thời hạn sử dụng đất

– Đối chiếu tại khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013 quy định trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, điều kiện để được chưa thừa kế quyền sử dụng đất là người để lại di sản có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đất ông bà để lại không có giấy tờ xử lý như thế nào?

Điều kiện để được chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất là là người để lại người để lại di sản có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người để lại di sản là quyền sử dụng đất nhưng không đáp ứng hai điều kiện thừa nêu trên thì vẫn có thể để lại di sản thừa kế, cụ thể như sau:

Tại Điểm a mục 1.3 phần II của Nghị quyết số 02/2004 ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao có quy định:

+ Đối với trường hợp đương sự có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.

+ Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

Do đó, đất do ông bà để lại nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu có các giấy tờ khác chứng minh được mảnh đất ông bà để lại có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc được Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền có văn bản xác nhận việc sử dụng đất đó là hoàn toàn hợp pháp, đất được sử dụng ổn định lâu dài, không có tranh chấp thì đất do ông bà để lại vẫn được chia di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.

Giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như thế nào?

Đất ông bà để lại không có giấy tờ xử lý như thế nào?
Đất ông bà để lại không có giấy tờ xử lý như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013 thì được quy định như sau:

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

…..

Trong trường hợp nếu bạn không có những giấy tờ chứng minh trên, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành

1. Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:

a) Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;

b) Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;

c) Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

d) Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;

đ) Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Trong trường hợp 2 bên tự thỏa thuận không thành công thì áp dụng tại khoản 2 Điều 203 Luật đất đai 2013 đề giải quyết tranh chấp mà không có giấy tờ chứng minh như sau:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Đất ông bà để lại không có giấy tờ xử lý như thế nào?”.  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý thay đổi người đứng tên sổ đỏ cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Cấp sổ cho mảnh đất sinh sống không có giấy tờ thì cần điều kiện gì?

Nếu gia đình bạn sử dụng đất ổn định trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Quy định của pháp luật về thừa kế đất do ông bà để lại nhưng không có di chúc

Trong tranh chấp đất ông bà để lại trên thì khi ông bà mất đi nhưng không để lại di chúc thì tài sản đó của ông bà sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Theo quy định của pháp luật thì hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất này sẽ được hưởng một phần di sản bằng nhau.

Thủ tục yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đất ông bà để lại

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất ông bà để lại sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện tại toà án.
Bước 2: Sau khi nộp đơn khởi kiện, Tòa án sẽ nhận đơn và thụ lý vụ án nếu thuộc thẩm quyền và người khởi kiện nộp lại biên lai đóng tạm ứng án phi.
Bước 3: Tòa án sẽ làm việc, xác minh và thông báo cho các bên.
Bước 4: Tòa án thực hiện việc hòa giải và mở phiên tòa sơ thẩm nếu các bên hòa giải không thành.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.