Đất đã có sổ đỏ có tranh chấp được không?

18/03/2023
Đất đã có sổ đỏ có tranh chấp được không?
197
Views

Ông nội tôi năm nay đã ngoài 90 tuổi, tuổi đã cao sức đã yếu ông tranh thủ khi còn minh mẫn để chia đất cho bố và các bác. Sau một thời gian dài thì gia đình tôi cũng đã hoàn thành các thủ tục sang tên sổ đỏ. Tuy nhiên sau khi ông mất thì bác và gia đình tôi lại xảy ra tranh chấp đất. Mảnh đất này có sổ đỏ và do bố mẹ tôi đứng tên. Tôi không biết là việc gia đình tôi đã có sổ đỏ bác tôi có thể tranh chấp được hay không? Và nếu có thì cần phải giải quyết như thế nào? Để trả lời thắc mắc trên của bạn, mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247 tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Đất đã có sổ đỏ có tranh chấp được không?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Đất đã có sổ đỏ có tranh chấp được không?

Đất có sổ đỏ vẫn có thể khả năng xảy ra tranh chấp. Đất tuy đã được cấp sổ đỏ nhưng do sai sót, hiểu nhầm khi đất chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho… làm xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp ai là người có quyền với cùng một bất động sản này. Pháp luật đã thừa nhận có các tranh chấp đất có sổ đỏ thông qua các quy định hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai, như Điều 203 Luật đất đai quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với đất đai có các giấy chứng nhận tại điều 100 của luật này (bao gồm sổ đỏ).

Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ

Đối với dạng tranh chấp đất đai có sổ đỏ thì căn cứ quan trọng để giải quyết là sổ đỏ. Tòa án sẽ xem xét lại quá trình cấp sổ đỏ của cơ quan có thẩm quyền (UBND cấp huyện, tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường…) để xác định quá trình làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đúng hay không (đúng thẩm quyền, quy định chưa, đo đạc diện tích đúng chưa…).

Nếu quá trình này có xảy ra vi phạm thì tòa án sẽ xem xét hủy giấy chứng nhận được cấp sai và thực hiện cấp lại cho đúng quy định pháp luật. Đây cũng là cách xác định xem người đứng tên trên sổ đỏ có đúng là người có quyền lợi hay không. Từ đó giải quyết tranh chấp một cách đúng đắn nhất.

Cách giải quyết tranh chấp đất khi đã có sổ đỏ

Đất đã có sổ đỏ có tranh chấp được không?
Đất đã có sổ đỏ có tranh chấp được không?

Tự hòa giải

Theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 khi các bên xảy ra tranh chấp thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải. Phương thức này được sử dụng phổ biến khi có tranh chấp đất giữa những người trong gia đình (ví dụ: trước khi anh em kiện đòi đất thì đã tự hòa giải với nhau, tranh chấp về thừa kế đất…). Tuy nhiên, nếu hai bên không thể tự thỏa thuận được thì có thể nhờ sự can thiệp của chính quyền.

Hòa giải cơ sở

Khi các bên không thể tự đàm phán, hòa giải với nhau thì có thể yêu cầu UBND cấp xã đứng ra hòa giải. Hòa giải cơ sở là bước bắt buộc phải thực hiện trước khi khởi kiện ra Tòa. Kết quả hòa giải tại UBND xã là một trong những điều kiện cần khi khởi kiện tại Tòa án (khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP)

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng cứ để khởi kiện tranh chấp đất đã có sổ đỏ, bao gồm:

-Đơn khởi kiện.

-Giấy tờ của người khởi kiện, giấy tờ của bên bị kiện.

-Giấy tờ chứng minh tranh chấp: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013.

-Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (nếu có);

-Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất;

-Các giấy tờ pháp lý liên quan khác (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.

Bước 3: Nộp tạm ứng án phí, nhận thông báo thụ lý.

Bước 4: Mở phiên Tòa xét xử vụ án tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ.

Bước 5: Tòa án ra bản án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đã có sổ đỏ

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì tiến hành giải quyết theo Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013, theo đó, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Đối với yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết

Bước 1: Gửi đơn yêu cầu UBND cấp xã tiến hành hòa giải

Bước 2: Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất để tiến hành tổ chức hòa giải

Bước 3: Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải

Bước 4: Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia giữa các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi có đủ hai bên tham gia, trường hợp một trong hai bên vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là hòa giải không thành. Kết quả hòa giải phải lập thành biên bản

Bước 5: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã hòa giải thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với những ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành

.Trình tự thủ tục giải quyết được quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung khoản 27, 28 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2013 và  khoản 57 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2013.

Đối với yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết

Bước 1: Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện với các giấy tờ có liên quan

Bước 3: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền

Bước 4: Nộp tạm ứng án phí, nhận thông báo thụ lý đơn

Bước 5: Tham gia thủ tục tố tụng tại Tòa án

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Đất đã có sổ đỏ có tranh chấp được không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới gia hạn thời hạn sử dụng đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay

1. Tranh chấp ranh giới đất liền kề
2. Tranh chấp khi đất được cấp sổ đỏ bị trùng diện tích
3. Tranh chấp lối đi chung
4. Tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ
5. Tranh chấp đất đã có sổ đỏ là tài sản chung của vợ chồng
6. Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

Tiền tạm ứng án phí giải quyết tranh chấp đất đai

Theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí này bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch. Phí này Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp. Tuy nhiên sẽ không thấp hơn mức án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.

Tiền án phí giải quyết tranh chấp đất đai

Theo khoản 2 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
Tranh chấp đất đai mà Tòa án không xem xét giá trị. Tòa án chỉ xem xét quyền sử dụng đất của ai. Thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch (án phí là 300.000 đồng).
Tranh chấp đất đai mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.