Đất nhà bị hàng xóm trồng cây ăn quả có được quyền khởi kiện không?

20/09/2021
Điểm khác nhau giữa trưng dụng đất và thu hồi đất mới nhất
1349
Views

Hiện nay, vấn đề chiếm dụng đất trái phép đang xảy ra rất phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Vấn đề này gây ra không ít trăn trở cho những ai rơi vào trường hợp này. Pháp luật cũng đã có những quy định pháp luật để điều chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các quy phạm pháp luật có liên quan này. Xung quanh chủ đề này, chúng tôi nhận được rất nhiều các thắc mắc. Cụ thể có câu hỏi như sau về tình huống đất nhà bị hàng xóm trồng cây ăn quả.

“Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội. 7 năm trước tôi mua mảnh đất đã được cấp sổ, sau đó phải ra nước ngoài gấp nên vẫn để trống. Tôi vừa về nước, phát hiện cả trăm cây ăn quả trên khu đất này. Tìm hiểu biết người dân gần đó trồng, tôi đề nghị sẽ chặt bỏ nhưng họ không đồng ý, còn đòi thưa kiện. Tôi có quyền chặt số cây kia không? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai 2013
Bộ luật dân sự 2015
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Nghị định 91/2019/NĐ-CP

Có được phép trồng cây ăn quả trên đất nhà hàng xóm không?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy theo Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Ngoài ra căn cứ Điều 166 Luật Đất đai 2013 về quyền chung của người sử dụng đất:

Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất

1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Nhận định

Như vậy, khi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn sẽ có toàn quyền của người sử dụng khu đất, bao gồm quyền sử dụng, chiếm hữu và định đoạt.

Do đó, người nào thực hiện các hành vi như xây cất, trồng cây, cải tạo đất mà chưa được sự đồng ý của bạn, hoặc không có căn cứ chính đáng là hành vi vi phạm pháp luật, và hoàn toàn không được phép.

Hành vi trồng cây ăn quả trên đất nhà hàng xóm bị xử phạt thế nào?

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà hành vi này có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, nếu gây thiệt hại người vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại.

Nội dung này cũng được quy định tại điều 206, Luật đất đai 2013 như sau:

Điều 206. Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai

1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác; ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.

Quy định về mức xử phạt

Đối với xử phạt hành chính, người thực hiện hành vi hành vi trồng cây ăn quả trên đất nhà hàng xóm có thể bị xử phạt theo quy định tại điều điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

Đối với xử lý hình sự, theo điều 228 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, người vi phạm có thể phải chịu mức án cao nhất lên tới 7 năm tù.

Đất nhà bị hàng xóm trồng cây ăn quả có được quyền khởi kiện không?

Điều 164 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) cũng quy định, chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật:

Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ; ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản; chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu; quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Như vậy, khi phát hiện đất nhà bị hàng xóm trồng cây ăn quả hoặc có các hành vi vi phạm khác có liên quan, chủ đất hoàn toàn có thể thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu đát của mình.

Các biện pháp bảo vệ quyền hợp pháp là gì?

Theo điều 11 BLDS 2015 các phương thức bảo vệ quyền khi hàng xóm trồng cây ăn quả trên đất nhà mình như sau:

“Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.

2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.

5. Buộc bồi thường thiệt hại.

6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

7. Yêu cầu khác theo quy định của luật.”

Tuy nhiên, ở đây cũng cần lưu ý rằng trong các biện pháp được quy định ở trên không có biện pháp nào cho phép hành vi hủy hoại tài sản của người khác.

Mặc dù cho người khác tự ý trồng cây trên đất của bạn và là một hành vi vi phạm pháp luật, nhưng bạn không có quyền tự ý chặt bỏ các cây ăn quả này bởi đó là tài sản của người khác. Nếu tự ý phá bỏ cây bạn sẽ bị xử phạt như sau:

Xử phạt hành chính

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi hủy hoại tài sản người khác sẽ bị xử phạt như sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;”

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Với trường hợp đất nhà bị hàng xóm trồng cây ăn quả, mà bạn thực hiện hành vi phá cây thì theo điều 178 Bộ luật Hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản bạn sẽ bị xử lý theo các mức hình phạt như sau:

Khung 1

Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Gây thiệt hại tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

h) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

Khung 4

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Do vậy, trong trường hợp hàng xóm trồng cây ăn quả trên đất nhà mình này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trước tiên, bạn cần thỏa thuận lại với hàng xóm để đưa ra phương án xử lý tối ưu, hợp tình, hợp lý cho cả đôi bên. Tránh những hành động quá khích gây bất lợi cho bản thân.

Thủ tục giải quyết tranh chấp trường hợp hàng xóm trồng cây ăn quả trên đất nhà mình

Thực hiện hòa giải trường hợp trồng cây ăn quả trên đất nhà hàng xóm

Căn cứ theo quy định tại Điều 202 và Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì:

Chủ tịch UBND xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình;

Trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Thực hiện thủ tục tố cáo, khởi kiện hành vi trồng cây ăn quả trên đất nhà hàng xóm

Trường hợp đương sự lựa chọn “giải quyết” tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp lấn chiếm đất được thực hiện như sau:

Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại TAND theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Đơn tố cáo vi phạm trồng cây ăn quả trên đất nhà hàng xóm

Đây là mẫu giấy tờ pháp lý được sử dụng để nộp cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết khi phát hiện mảnh đất của mình đang bị lấn chiếm trái phép nếu các bên không thể tự giải quyết tranh chấp nhằm bảo đảm các quyền lợi, tài sản. Bên cạnh việc kiện cáo; khiếu nại cũng là một hình thức giải quyết tranh chấp nhanh gọn và hiệu quả.

Điều này được quy định cụ thể tại Khoản 7, Điều 166, Luật Đất đai 2013;

”Khiếu nại, tố cáo; khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.”

Mời bạn xem thêm bài viết:

Quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với đất đai được thể hiện như thế nào?
Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất
Mẫu tờ khai thuế thu nhập cá nhân khi mua bán chuyển nhượng đất đai

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Đất nhà bị hàng xóm trồng cây ăn quả có được quyền khởi kiện không?“ . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Trái cây trổ sang vườn người khác, có được ăn không?

Điều 245 BLDS 2015: Quyền đối với bất động sản liền kề
Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).”
Như vậy việc thu hái trái cây này thực hiện quyền ở trên bất động sản liền kề (nhà hàng xóm). Ở đây nhà hàng xóm ở ngay cạnh bạn nên sẽ là bất động sản liền kề. Căn cứ theo điều luật trên, bạn được thực hiện quyền khai thác một bất động sản khác (trái cây trổ sang vườn).

Những người sử dụng đất có thể thỏa thuận với nhau không?

Những người sử dụng đất có thể thỏa thuận với nhau trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước để thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp đất đai.

Đơn khởi kiện lấn chiếm đất đai cần có nội dung gì?

Ngày/tháng/năm làm đơn
Tên tòa án gửi đơn, nhận đơn của người khởi kiện (đúng thẩm quyền giải quyết)
Họ tên, nhân thân, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện
Họ tên, nhân thân, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện
Họ tên, nhân thân, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ
Nêu nội dung tranh chấp, địa chỉ đất đai tranh chấp cần giải quyết
Yêu cầu giải quyết tranh chấp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Để lại một bình luận