Việc xác định đất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng. Do vậy nắm rõ các quy định về phân loại đất giúp áp dụng các quy định của pháp luật đất đai, đảm bảo tốt quyền lợi của người sử dụng đất. Pháp luật hiện nay không quy định rõ ý nghĩa màu sắc trên bản đồ để xác định loại đất.
Tìm hiểu về đất màu xanh là gì qua bài viết dưới đây của Luatsu247.
Phân loại đất đai
Căn cứ theo Điều 10 Luật đất đai 2013 quy định về việc phân loại đất theo mục đích sử dụng đất như sau:
Nhóm đất nông nghiệp
+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
+ Đất trồng cây lâu năm;
+ Đất rừng sản xuất;
+ Đất rừng phòng hộ;
+ Đất rừng đặc dụng;
+ Đất nuôi trồng thủy sản;
+ Đất làm muối;
+ Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
Đất phi nông nghiệp
+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
+ Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
+ Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;
Đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng
Những loại đất không thuộc các loại đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp sẽ thuộc về loại đất chưa xác định mục đích sử dụng này.
Đất màu xanh là đất gì?
Căn cứ quy định tại Phụ lục số 01 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính như sau:
– Mỗi ký hiệu được đánh số thứ tự gọi là mã số ký hiệu. Số thứ tự của phần giải thích ký hiệu trùng với mã số của ký hiệu đó.
– Kích thước, lực nét vẽ bên cạnh ký hiệu tính bằng mi li mét. Ký hiệu không có ghi chú lực nét thì dùng lực nét 0,15 mm để vẽ. Ký hiệu không chỉ dẫn kích thước thì vẽ theo hình dạng ký hiệu mẫu.
– Ký hiệu thể hiện ranh giới thửa đất, nhà, công trình xây dựng và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất, đường bình độ và các đối tượng ghi chú theo quy định như sau:
– Ranh giới thửa đất, ranh giới nhà, công trình xây dựng vẽ liên tục, khép kín; ranh giới đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất vẽ liên tục.
– Thể hiện màu đối tượng bản đồ trên bản đồ dạng số như sau:
- Thể hiện bằng màu đen, mã màu = 0, có chỉ số màu đồng thời Red = 255, Green = 255, Blue = 255 đối với ranh giới thửa đất theo hiện trạng sử dụng, ranh giới nhà và công trình xây dựng, ranh giới đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất là đường giao thông bộ, đê điều và địa vật; địa giới hành chính; khung bản đồ; điểm khống chế và ghi chú;
- Thể hiện bằng màu xanh, mã màu = 5, có chỉ số màu đồng thời Red = 0, Green = 255, Blue = 0 đối với ranh giới đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất là sông, suối, kênh, rạch và đối tượng thủy hệ khác và tên đối tượng;
- Thể hiện bằng màu nâu, mã màu = 38, có chỉ số màu đồng thời Red = 255, Green = 117, Blue = 0 đối với đối tượng đường bình độ và ghi chú độ cao;
- Thể hhiện bằng màu đỏ mã màu = 3, có chỉ số màu đồng thời Red = 255, Green = 0, Blue = 0 đối với ranh giới thửa đất theo giấy tờ pháp lý, ranh giới thửa đất theo quy hoạch và ranh giới chỉnh lý.
– Thể hiện ký hiệu nhà
– Thể hiện ranh giới thửa đất: Ranh giới thửa đất theo hiện trạng được vẽ bằng nét liền liên tục, ranh giới thửa đất theo giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất (thể hiện được) khác với hiện trạng thể hiện bằng nét đứt.
Trong trường hợp ranh giới thửa trùng với các đối tượng dạng đường của thủy hệ, đường giao thông, các đối tượng hình tuyến khác thì không vẽ ranh giới thửa đất mà coi các đối tượng đó là ranh giới thửa đất và phải giải thích ký hiệu sông, suối, đường giao thông.
– Thể hiện đường giao thông và các đối tượng liên quan
+ Đường sắt: hành lang đường sắt vẽ theo tỷ lệ như quy định vẽ thửa đất. Vẽ ký hiệu quy ước của đường sắt bằng nét đứt đặt vào trục tâm của vị trí đường ray.
+ Đường bộ, đê: giới hạn sử dụng của đường vẽ theo tỷ lệ như quy định vẽ thửa đất. Phần lòng đường (mặt đường, vỉa hè hoặc phần có trải mặt) khi vẽ được theo tỷ lệ thì vẽ bằng ký hiệu nét đứt. Khi độ rộng giới hạn sử dụng của đường nhỏ hơn 1,5 mm trên bản đồ thì được phép không vẽ phần lòng đường.
Pháp luật không quy định rõ ý nghĩa màu sắc trên bản đồ để xác định loại đất. Việc xác định loại đất trên bản đồ địa chính sẽ dựa vào các ký hiệu bằng chữ cái in hoa theo điểm 13 Mục III Phụ lục I Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Để biết chính xác ý nghĩa của các màu sắc trên bản đồ địa chính có thể xem thêm phần chú thích của bản đồ.
Đất sổ xanh là gì?
Sổ xanh là tên gọi chung của loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa trên màu sắc của sổ. Đây là cuốn sổ màu xanh do lâm trường phát hành dành cho những người dân khai thác, quản lý và trồng rừng có thời hạn (cho thuê đất). Như vậy, sổ xanh là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng (đất lâm nghiệp). Khi hết thời hạn sử dụng đất, lâm trường sẽ nhận lại nếu nơi đó chưa có chủ trương giao lại đất cho người dân.
Theo quy định của Luật đất đai 2013, sổ xanh thuộc nhóm đất nông nghiệp. Đây là lý do vì sao sổ xanh còn được gọi với một cái tên khác là sổ xanh đất nông nghiệp. Đất sổ xanh bao gồm 3 loại: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng.
Diện tích rừng sản xuất là diện tích được sử dụng để sản xuất, kinh doanh lâm sản, đặc sản, động vật rừng kết hợp bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái.
Diện tích rừng đặc dụng phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên hoang dã, lưu giữ, bảo vệ nguồn gen động thực vật, tạo hệ sinh thái rừng quốc gia, nghiên cứu khoa học và sinh thái nghỉ dưỡng.
Diện tích rừng phòng hộ làm nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên đất sinh thái, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, sạt lở đất, điều hòa khí hậu, hạn chế thiên tai …
Mời bạn xem thêm
- Quyền sử dụng đất lâu dài có trích khấu hao không?
- Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chưa có sổ đỏ có bị vô hiệu hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về “Đất màu xanh là đất gì theo quy định?″. Nếu Quý khách muốn có thêm thông tin về các lĩnh vực khác như: phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư; thành lập công ty; ly hôn nhanh; xin phép bay flycam; …mời Quý Khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102 để được tư vấn.
Thông tin liên hệ khác:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Để xây dựng nhà ở trên đất, hộ gia đình, cá nhân phải tuân thủ các nguyên tắc sử dụng đất quy định tại Điều 6 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:
– Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đúng mục đích sử dụng đất.
– Tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không xâm hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất xung quanh.
– Người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Có thể dễ dàng nhận thấy điều kiện đầu tiên và rất quan trọng là đất phải được sử dụng theo đúng quy hoạch, kế hoạch cũng như mục đích sử dụng đất. Đất sổ xanh là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Trừ trường hợp đã chuyển mục đích sử dụng sang đất ở, không được phép xây dựng nhà ở trên đất sổ xanh.
Theo định nghĩa ở trên về sổ xanh là gì thì đất sổ xanh về nguyên tắc không được chuyển nhượng. Lâm trường cấp cho người dân loại đất này dưới hình thức thuê đất có thời hạn để quản lý, sử dụng và trồng rừng. Trên thực tế, vẫn có những trường hợp ngoại lệ.
Điều 192 Luật Đất đai 2013 quy định rõ hộ gia đình, cá nhân được chuyển nhượng đất đã có sổ xanh với các điều kiện sau:
Cá nhân, hộ gia đình luân phiên sinh sống trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu cải tạo sinh thái trong rừng đặc dụng mà chưa có điều kiện di chuyển ra khỏi phân khu thì chỉ được tặng cho quyền sử dụng rừng, chuyển nhượng quyền ở. diện tích rừng kết hợp sản xuất đất, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho các cá nhân, hộ gia đình sinh sống tại phân khu này.
Cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực bảo vệ rừng chỉ được tặng cho, chuyển quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình sống trong khu vực bảo vệ rừng này.
Cá nhân, hộ gia đình là người dân tộc thiểu số sử dụng đất được Nhà nước giao theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước được tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau 10 năm kể từ khi có quyết định giao đất theo hướng dẫn hỗ trợ của Nhà nước.
Về thời hạn của sổ xanh đất nông nghiệp, Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
– Thời hạn sử dụng của đất để xây dựng công trình của tổ chức công lập tự chủ tài chính, công trình công cộng có mục đích kinh doanh không quá 70 năm.
– Thời hạn giao đất, cho thuê đất của Quỹ đối với đất nông nghiệp sử dụng vào các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn không quá 05 năm.
– Thời hạn giao đất, cho thuê đất làm trụ sở của tổ chức nước ngoài vì mục đích ngoại giao không quá 99 năm.
– Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội tương đối khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, thời hạn không quá 70 năm.
– Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài, công ty nước ngoài và thực hiện dự án tại Việt Nam nhưng không quá 50 năm.
– Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức để sử dụng vào mục đích thương mại, kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp không quá 50 năm.
– Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức sử dụng đất, lâm, ngư, làm muối không quá 50 năm.
– Thời gian cho thuê đất nông nghiệp đối với cá nhân, hộ gia đình tư nhân không quá 50 năm.
– Thời hạn giao đất để được công nhận quyền sử dụng đất Giấy Xanh cho hộ gia đình, người trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 50 năm.
– Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức thực hiện dự án đầu tư không quá 50 năm.