Đất làm muối thuộc nhóm đất nào?

20/10/2022
Đất làm muối thuộc nhóm đất nào?
680
Views

Làm muối là một nghề kinh tế biển có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của những địa phương vùng ven biển. Có những làng nghề làm muối, và muối trở thành sản phẩm chính của họ. Những người làm muối sẽ được gọi là diêm dân. Vậy đất làm muối thuộc nhóm đất nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Phân loại đất là gì?

Phân loại đất là việc phân đất thành từng nhóm đất khác nhau, căn cứ vào mục đích sử dụng đất. Theo Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, hiện nay có 03 nhóm đất sau: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.

Ý nghĩa của việc phân loại đất

Đất đai là loại tài sản có những quy chế quản lý mang tính đặc thù. Vì vậy, việc phân loại đất có tầm quan trọng nhất định, vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa mang ý nghĩa về mặt xã hội.

Thứ nhất, về mặt kinh tế, việc phân loại đất giúp cho người sử dụng đất xác định đúng loại đất, từ đó nâng cao hiệu suất sử dụng đất và thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính về đất của mình đối với Nhà nước, góp phần tăng ngân sách nhà nước, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Thứ hai, về mặt xã hội, việc phân loại đất giúp Nhà nước thuận tiện trong việc thống nhất và quản lý đất đai trên cả nước. Từ đó, Nhà nước có những chính sách đối với từng loại đất cụ thể, góp phần ổn định và phát triển xã hội.

Phân loại đất theo Luật Đất đai

Căn cứ vào mục đích sử dụng đất, Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 đã phân loại thành 03 nhóm đất như sau:

*Nhóm đất nông nghiệp

Theo Mục I, Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất thì nhóm đất nông nghiệp được hiểu là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (kể cả đất làm bờ lô, bờ thửa nằm trong khu đất của một đối tượng sử dụng đất để phục vụ cho mục đích nông nghiệp của đối tượng đó).

Theo đó, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

– Đất trồng cây hàng năm:

Theo Mục 1.1.1 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT quy định đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một (01) năm; kể cả cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không quá năm (05) năm và trường hợp trồng cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.

– Đất trồng cây lâu năm:

Cũng theo Mục 1.1.2 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT có định nghĩa đây là loại đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT bao gồm:

+ Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa, v.v;

+ Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài, v.v;

+ Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm, v.v;

+ Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng, v.v); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.

Trường hợp đất trồng cây lâu năm có kết hợp nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng cây lâu năm còn phải thống kê thêm theo các mục đích khác là nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đích khác thì thống kê theo cả hai mục đích đó).

– Đất rừng sản xuất:

Tại Mục 1.2.1 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT thì đất rừng sản xuất là đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để phát triển rừng cho mục đích chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Đất rừng sản xuất bao gồm đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất có rừng sản xuất là rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng sản xuất.

– Đất rừng phòng hộ:

Tại Mục 1.2.2 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT nêu rõ đất rừng phòng hộ là loại đất được sử dụng để phát triển rừng cho mục đích chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Đất rừng phòng hộ bao gồm: đất có rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất có rừng phòng hộ là rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ.

– Đất rừng đặc dụng:

Dựa theo Mục 1.2.3 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT thì đất rừng đặc dụng được hiểu là đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để phát triển rừng với mục đích chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng (như vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài – sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh…).

Theo đó, đất rừng đặc dụng bao gồm: đất có rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, đất có rừng đặc dụng là rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng.

– Đất nuôi trồng thủy sản:

Theo Mục 1.3 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT định nghĩa đây là loại đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt. Loại đất này bao gồm ao hồ, đầm, sông, ngòi, kênh, rạch, đất có mặt nước ven biển, bãi bồi ven sông, bãi cát, cồn biển, đất sử dụng cho kinh tế trang trại… Tóm lại, đất nuôi trồng thuỷ sản là đất có mặt nước nội địa.

– Đất làm muối:

Trước đây, loại đất này được xếp vào nhóm đất chuyên dùng nhưng do thực tế sử dụng đất làm muối cũng giống như việc sử dụng đất nông nghiệp và chủ thể sử dụng loại đất này phần lớn là các hộ gia đình, cá nhân làm nông nghiệp thuộc khu vực nông thôn ven biển. Vì vậy, trong Luật Đất đai năm 2003 và hiện nay Luật Đất đai năm 2013 quy định đất làm muối được đưa vào nhóm đất nông nghiệp. Tại Mục 1.4 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT định nghĩa đất làm muối là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.

Tại Điều 138 Luật Đất đai năm 2013 quy định đất làm muối được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân trong hạn mức giao đất tại địa phương để sản xuất muối. Trường hợp sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất. Ngoài ra, đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì vẫn sẽ được Nhà nước cho thuê đất làm muối để thực hiện dự án đầu tư sản xuất muối.

– Đất nông nghiệp khác:

Theo Mục 1.5 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT thì đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

*Nhóm đất phi nông nghiệp

Mục 2 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT giải thích về nhóm đất này như sau: Nhóm đất phi nông nghiệp gồm các loại đất sử dụng vào mục đích không thuộc nhóm đất nông nghiệp, bao gồm đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác.

Theo đó, nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

– Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị:

Mục 2.1 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT cũng có giải thích về loại đất này: Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống và vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được công nhận là đất ở. Trường hợp thửa đất có vườn ao gắn liền với nhà ở mà chưa được công nhận quyền sử dụng đất thì diện tích đất ở được xác định tạm thời bằng hạn mức giao đất ở mới theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị. Cụ thể:

+ Đất ở tại nông thôn là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các xã, trừ đất ở tại khu đô thị mới đã thực hiện theo quy hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng hiện tại vẫn thuộc xã quản lý;

+ Đất ở tại đô thị là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn, kể cả đất ở tại các khu đô thị mới đã được thực hiện thuộc phạm vi quy hoạch phát triển của các quận, thành phố, thị xã đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng đến thời điểm thống kê, kiểm kê vẫn do xã quản lý.

– Đất xây dựng trụ sở cơ quan:

Đây là loại đất sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở hoặc văn phòng làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (Mục 2.2.1 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT). Loại đất này không được sử dụng vào mục đích nông nghiệp, công nghiệp hay các hình thức cá nhân nào khác. Thay vào đó, Nhà nước tiến hành quy hoạch và lưu trữ phục vụ những mục đích công.

– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh:

Về nguyên tắc, khi các chủ thể được giao đất thì đất phải được sử dụng đúng mục đích đã được xác định. Theo Mục 2.2.2 và 2.2.3 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT thì đất quốc phòng, an ninh có thể dùng làm những mục đích như:

+ Là địa điểm để quân đội trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

+ Nơi quân đội thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động quốc phòng, an ninh;

+ Xây dựng các trung tâm đào tạo, huấn luyện; bệnh viện, nhà an dưỡng của quân đội, công an;

+ Xây dựng nhà công vụ của quân đội, công an;

+ Xây dựng các cơ sở giam giữ và giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;

Vì loại đất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nên đối với diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho đơn vị sử dụng đất để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích; sau 12 tháng kể từ ngày được thông báo, nếu đơn vị sử dụng đất không khắc phục để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi để giao cho người khác sử dụng. (khoản 2 Điều 50 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai).

– Đất xây dựng công trình sự nghiệp:

Theo điểm d khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 quy định loại đất này bao gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác. Tại khoản 3 Điều 147 Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ việc sử dụng loại đất này phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nghiêm cấm việc sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp vào mục đích khác.

– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:

Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 thì đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

– Đất sử dụng vào mục đích công cộng:

Đây là loại đất bao gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác (điểm e khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013).

– Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng:

+ Theo khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai năm 2013 thì: “Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động”.

+ Còn theo khoản 1 Điều 160 Luật Đất đai năm 2013 thì: “Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ”.

– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng:

Mục 2.5 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT thì đây là loại đất để làm nơi mai táng tập trung, đất có công trình làm nhà tang lễ và công trình để hỏa táng.

Tại Điều 162 Luật Đất đai năm 2013 quy định đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải được quy hoạch, việc quy hoạch, đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ pháp luật về quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường. Việc đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng được khuyến khích nhằm phục vụ cho nhiều địa phương, việc sử dụng hình thức táng mới văn minh, hiện đại nhằm góp phần tiết kiệm tối đa đất, kinh phí xây dựng và đảm bảo yêu cầu môi trường và cảnh quan xung quanh. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng, việc quản lý đất nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ theo pháp luật về đất đai, tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm an toàn, an ninh và vệ sinh môi trường.

– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng:

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối là loại đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn dạng tuyến không có ranh giới khép kín để tạo thành thửa đất được hình thành tự nhiên hoặc nhân tạo phục vụ cho mục đích thoát nước, dẫn nước (Mục 2.6 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT). Việc khai thác, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng phải bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng chủ yếu đã được xác định; phải tuân theo quy định về kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực có liên quan và các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường; không làm cản trở dòng chảy tự nhiên; không gây cản trở giao thông đường thủy (khoản 2 Điều 163 Luật Đất đai năm 2013).

– Đất phi nông nghiệp khác:

Theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 thì loại đất này bao gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.

*Nhóm đất chưa sử dụng

Căn cứ theo Mục 3 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT thì nhóm đất chưa sử dụng là đất chưa được đưa vào sử dụng cho các mục đích theo quy định của Luật Đất đai, bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.

Trong đó:

– Đất bằng chưa sử dụng là đất chưa sử dụng tại vùng bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên.

– Đất đồi núi chưa sử dụng là đất chưa sử dụng trên đất dốc thuộc vùng đồi, núi.

– Núi đá không có rừng cây là đất chưa sử dụng ở dạng núi đá mà trên đó không có rừng cây.

Như vậy, nhóm đất chưa sử dụng là đất chưa có đủ điều kiện hoặc chưa được xác định để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, chưa xác định là đất khu dân cư nông thôn, đô thị, chuyên dùng và Nhà nước chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nào sử dụng ổn định lâu dài.

Đất làm muối thuộc nhóm đất nào?
Đất làm muối thuộc nhóm đất nào?

Đất làm muối thuộc nhóm đất nào?

Loại đất này trước đây được xếp vào nhóm đất chuyên dùng nhưng do thực tế sử dụng đất làm muối cũng giống như việc sử dụng đất nông nghiệp và chủ thể sử dụng loại đất này phần lớn là các hộ gia đình, cá nhân làm nông nghiệp thuộc khu vực nông thôn ven biển.

Vì vậy, trong Luật đất đai năm 2003 và hiện nay Luật đất đai năm 2013 quy định đất làm muối được đưa vào nhóm đất nông nghiệp. 

Theo Điều 138 Luật đất đai năm 2013, đất làm muối được sử dụng như sau:

– Đất làm muối được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân trong hạn mức giao đất tại địa phương để sản xuất muối. Trường hợp sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất. 

– Đất làm muối được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư sản xuất muối. 

– Những vùng đất làm muối có năng suất, chất lượng cao phải được bảo vệ và ưu tiên cho việc sản xuất muối. 

– Nhà nước khuyến khích việc sử dụng những vùng đất có khả năng làm muối để sản xuất muối phục vụ cho nhu cầu công nghiệp và đời sống. 

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Đất làm muối thuộc nhóm đất nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi câu hỏi về thủ tục pháp lý có liên quan hay các thắc mắc chưa có giải đáp như: giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, gia hạn thời gian sử dụng đất, đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất thổ cư, dịch vụ tách sổ đỏ, giá đền bù đất… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm muối như thế nào?

Tại quy định Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT thì Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu gồm có:
– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu
– Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất
– Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có)
Như vậy khi thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm muối cần có đầy đủ các hồ sơ và thực hiện theo thủ tục pháp luật quy định.

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm muối ra sao?

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có vị trí đất (trong giờ hành chính từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần).
Bước 3: Ủy ban nhân dân xã, thị trấn chuyển hồ sơ nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ (hồ sơ có đủ giấy tờ theo thủ tục và được kê khai đầy đủ theo quy định) chuyên viên nhận hồ sơ ký vào Phiếu giao nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã, thị trấn lập.
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì chuyên viên nhận hồ sơ hướng dẫn và ghi đầy đủ nội dung một lần bằng văn bản để cán bộ Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có căn cứ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung theo qui định.
+ Căn cứ thẩm quyền giải quyết và ngày hẹn trả hồ sơ, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện chuyển hồ sơ về Ủy ban nhân dân xã, thị trấn để trả kết quả.
Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trên địa bàn huyện (nơi có vị trí đất).
Cách thức thực hiện : Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

Hộ gia đình được cấp đất làm muối nhưng một thời gian sau không làm nữa thì có thể bỏ hoang số đất trên không?

Trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm muối trong quy hoạch theo quy định tại Điều 7 Nghị định 40/2017/NĐ-CP gồm:
“1. Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
2. Tổ chức sản xuất muối đúng quy hoạch, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất muối và bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm đất.
4. Không sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm chưa qua xử lý để sản xuất, chế biến muối; không xả chất thải, nước thải làm ô nhiễm môi trường và có giải pháp chống nhiễm mặn môi trường đất, nước ngầm xung quanh vùng sản xuất, chế biến muối.
5. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất làm muối theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định của pháp luật có liên quan.
6. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ đầu tư việc cải tạo đất làm muối thủ công thành đất làm muối quy mô công nghiệp trong quy hoạch.”
Theo đó, một trong những trách nhiệm của hộ gia đình khi sử dụng đất làm muối trong quy hoạch đó là không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm đất.
Do đó, hộ gia đình được cấp đất làm không được quyền bỏ hoang số đất trên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.