Đổ đất lên đất trồng lúa có bị phạt hay không?

20/10/2022
Đổ đất lên đất trồng lúa có bị phạt hay không?
342
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết việc đổ đất lên đất trồng lúa có bị phạt hay không?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay xuất hiện tình trạng nhiều người dân tự ý đổ đất lên các diện tích đất trồng lúa giáp ranh với mặt đường, sau đó rao bán đất với giá đất thổ cư. Hành vi này sau khi bị phản ảnh lên báo chí và các phương tiện truyền thông thì đều gây bức xúc dư luận. Bởi đất trồng lúa là loại đất vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến an ninh lương thực quốc gia. Vậy câu hỏi đặt ra là hành vi đổ đất lên đất trồng lúa có bị phạt hay không? Nếu bị phạt thì hành vi đổ đất lên đất trồng lúa bị xử phạt như thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc đổ đất lên đất trồng lúa có bị phạt hay không?. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật Đất đai 2013

Nghị định 91/2019/NĐ-CP

Ai là người có quyền sử dụng đất tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định về người sử dụng đất tại Việt Nam như sau:

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

– Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

– Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

– Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

– Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

– Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Những hành vi mà người sử dụng đất không được làm?

Theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Đất đai như sau:

– Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

– Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

– Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

– Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

– Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật Đất đai.

– Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.

– Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

– Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Đổ đất lên đất trồng lúa có bị phạt hay không?
Đổ đất lên đất trồng lúa có bị phạt hay không?

Đất trồng lúa là loại đất gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về nhóm đất nông nghiệp có nói về đất trồng lúa như sau:

– Đất trồng lúa (gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương).

Đổ đất lên đất trồng lúa có bị phạt hay không?

Theo quy định tại Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất tại Việt Nam như sau:

– Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

– Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

– Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy thông qua quy định trên ta có thể suy ra được rằng, nếu hành vi đổ đất lên đất trồng lúa với mục đích phục vụ cho việc trồng lúa thì hành vi đó không phải là hành vi vi phạm pháp luật và pháp luật cho phép, tuy nhiên nếu hành vi đổ đất lên đất trồng lúa là nhằm để phục vụ cho một mục đích khác mục đích trồng lúa thì hành vi trên là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính hành vi đổ đất lên đất trồng lúa không nhằm mục đích trồng lúa như sau:

– Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

– Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
  • Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
  • Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

– Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 9, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
  • Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 9; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Đổ đất lên đất trồng lúa có bị phạt hay không?″. Nếu quý khách có nhu cầu muốn biết về các vấn đề như thỏa thuận bồi thường thu hồi đất; bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp mới năm 2022 của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Có được chuyển đất trồng lúa sang các loại đất khác hay không?

Theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định người dân được phép chuyển đất trồng lúa sang các loại đất sau những phải xin phép với phía cơ quan có thẩm quyền:
– Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
Lưu ý: Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

Nếu chuyển được đất trồng lúa sang đất thổ cư thì các khoản tiền cần đóng cho Nhà nước là bao nhiêu?

Thứ nhất, tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất.
Số tiền sử dụng đất phải nộp = (Giá 1m2 đất ở – giá 1m2 đất trồng lúa) x diện tích được phép chuyển mục đích
Thứ hai, tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa:
Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa = tỷ lệ phần trăm (%) (x) diện tích (x) giá của loại đất trồng lúa.
Thứ ba, lệ phí cấp Giấy chứng nhận.
Theo quy định tại Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định: Khoản này được thu theo Nghị quyết của từng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất trồng lúa.

Thời hạn giải quyết việc chuyển đổi đất trồng sang đất ở?

Theo quy định tại Điều 61 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn giải quyết việc chuyển đổi đất ruộng sang đất ở tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều 61 được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.