Đất dân dụng và đất ngoài dân dụng

26/04/2022
1592
Views

Pháp luật đất đai căn cứ vào mục đích quy hoạch xây dựng đô thị mà chia thành 2 loại đất là đất dân dụng là đất xây dựng khu nhà ở, khu trung tâm phục vụ cộng đồng, cây xanh, giao thông, cơ sở hạ tầng và đất ngoài dân dụng là đất xây dựng các trung tâm chuyên ngành, xây khu công nghiệp kho tàng, khu an ninh quốc phòng, cơ quan ngoài đô thị,… Để hiểu thêm chi tiết về đất dân dụng và đất ngoài dân dụng hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Khái quát về đất dân dụng

Đất dân dụng là đất để xây dựng các công trình chủ yếu phục vụ các hoạt động dân dụng bao gồm: đất đơn vị ở hoặc đất ở tại đô thị, đất công trình dịch vụ – công cộng đô thị, đất cây xanh công cộng đô thị và đất hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Thông tư số 01/2021/TT-BXD quy định rõ, chỉ tiêu đất dân dụng bình quân tối thiểu và tối đa toàn đô thị được quy định theo từng loại đô thị. Đối với khu vực quy hoạch là nội thành, nội thị tại các đô thị loại đặc biệt thì áp dụng chỉ tiêu đất dân dụng bình quân toàn đô thị như quy định đối với đô thị loại I. Các đô thị khác thuộc đô thị loại đặc biệt căn cứ vào định hướng quy hoạch để áp dụng chỉ tiêu đối với đô thị cùng loại.
Trong đó, chỉ tiêu đất dân dụng bình quân toàn đô thị (tương ứng với mật độ dân số bình quân toàn đô thị/diện tích đất dân dụng) được quy định: Với đô thị loại I, II: Đất bình quân là 45-60m2/người; Mật độ dân số là 220- 165/ha. Với đô thị loại III, IV: Đất bình quân là 50-80m2/người; Mật độ dân số là 200- 125/ha. Với đô thị loại IV: Đất bình quân là 70-100m2/người; Mật độ dân số là 145- 100/ha….

Đất đơn vị ở

Là khu chức năng bao gồm các nhóm nhà ở; các công trình dịch vụ cấp đơn vị ở như trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở; trạm y tế, chợ, trung tâm thể dục thể thao (TDTT), điểm sinh hoạt văn hóa và các trung tâm dịch vụ cấp đơn vị ở khác phục vụ cho nhu cầu thường xuyên của cộng đồng dân cư trong đơn vị ở…; vườn hoa, sân chơi trong đơn vị ở; đất đường giao thông nội bộ (bao gồm đường từ cấp phân khu vực đến đường nhóm nhà ở) và bãi đỗ xe phục vụ trong đơn vị ở… Các công trình dịch vụ cấp đơn vị ở (cấp I) và vườn hoa sân chơi trong đơn vị ở có bán kính phục vụ ≤500m. Quy mô dân số tối đa của đơn vị ở là 20.000 người, quy mô dân số tối thiểu của đơn vị ở là 4.000 người (đối với các đô thị miền núi là 2.800 người). Đường giao thông chính đô thị không được chia cắt đơn vị ở. Tùy theo quy mô và nhu cầu quản lý để bố trí trung tâm hành chính cấp phường. Đất trung tâm hành chính cấp phường được tính vào đất đơn vị ở. Tùy theo giải pháp quy hoạch, trong các đơn vị ở có thể bố trí đan xen một số công trình ngoài các khu chức năng thành phần của đơn vị ở nêu trên, nhưng đất xây dựng các công trình này không thuộc đất đơn vị ở.

Đất ở đô thị

Đất ở đô thị là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình được quy định để phục vụ đời sống sinh hoạt của cư dân đô thị trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Như vậy, đất ở tại đô thị cũng hiểu theo nghĩa hẹp với khuôn khổ là thửa đất có nhà ở, các công trình xây dựng nhằm phục vụ cuộc sống, sinh hoạt của người dân ở đô thị. Trước đây, khái niệm đất khu dân cư đô thị được hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm nhiều loại đất, trong đó có đất ở tại đô thị. Theo quy định của Luật đất đai năm 2003 (hiện nay là luật đất đai năm 2013), đất ở tại đô thị được cụ thể hoá và giao cho nhiều đối tượng trong nước và nước ngoài sử dụng để xây nhà bán hoặc cho thuê nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân đô thị.

Đất ở đô thị là một khái niệm rất rộng về đất đai được quy định bởi Bộ Tài Nguyên và môi trường. Có thể nói đây là loại đất màu mỡ luôn được các nhà đầu tư săn đón vì nó có thể dùng để mua bán, chuyển đổi và sử dụng linh hoạt. Quý nhà đầu tư hãy cùng tìm hiểu để hiểu nhiều hơn về loại hình đất ở tại đô thị là gì?

Đất công trình dịch vụ – cộng đồng đô thị

Đất công cộng cấp đô thị chính là đất công cộng ở trong khu đô thị để phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân trong khu đô thị đó. Bao gồm đất để xây dựng chợ dân sinh, trường học, bệnh viện, làm không gian xanh,…

Hệ thống công trình công cộng trong các khu đô thị mới có 3 kiểu bố trí:

  • Công trình công cộng đứng độc lập: Những công trình này thường có chức năng phục vụ rõ ràng như khách sạn, siêu thị, bưu điện, bể bơi, câu lạc bộ, nhà văn hoá, chợ, các công trình hạ tầng xã hội… bố trí dọc theo các trục đường chính, tạo điểm nhấn.
  • Công trình công cộng kết hợp ở tầng 1 và 2 của nhà cao tầng: Thường là văn phòng, dịch vụ buôn bán nhỏ, siêu thị nhỏ, trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm phục vụ trực tiếp tại chỗ;
  • Loại hỗn hợp: Loại tổ hợp đa chức năng các công trình phục vụ công cộng vào trong một công trình lớn. Hiện nay hầu như chưa có loại hình này trong các khu đô thị mới tại Hà Nội. Đây là một loại hình mới cần thiết nghiên cứu và đầu tư bởi nó có nhiều ưu điểm như tiết kiệm quỹ đất, nhóm các công trình có cùng chức năng để thuận lợi cho việc sử dụng, quản lý khai thác. Loại hỗn hợp này thường áp dụng cho các khu đô thị mới có quy mô trung bình để đảm bảo bán kính phục vụ.

Đất hạ tầng kỹ thuật đô thị

Đất dân dụng và đất ngoài dân dụng

Đất hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm:

  • Đất hệ thống giao thông;
  • Đất hệ thống cung cấp năng lượng;
  • Đất hệ thống chiếu sáng công cộng;
  • Đất hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước;
  • Đất hệ thống quản lý các chất thải, vệ sinh môi trường;
  • Đất hệ thống nghĩa trang;
  • Đất các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

Khái quát về đất ngoài dân dụng

Đất ngoài khu dân dụng: Xây dựng các trung tâm chuyên ngành, xây khu công nghiệp kho tàng, khu an ninh quốc phòng, cơ quan ngoài đô thị,…

Đất xây dựng các trung tâm chuyên ngành

Đất xây dựng các trung tâm chuyên ngành là đất được sử dụng nhầm xây dựng các cơ quan quản lý đất đai:

1. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm: 

a) Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường; 

b) Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương; Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí công chức địa chính xã, phường, thị trấn bảo đảm thực hiện nhiệm vụ. 

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địa phương và nhiệm vụ của công chức địa chính xã, phường, thị trấn”.

Đất xây khu kho tàng

Khu kho tàng của đô thị là khu vực có chức năng điều hòa phân phối và dự trữ tài sản, vật tư, nhiên liệu, hàng hóa phục vụ cho mọi hoạt động của thành phố và các vùng sản xuất chịu ảnh hưởng của đô thị. (Theo Lí thuyết qui hoạch đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh)

Tùy theo tính chất và chức năng của đô thị có thể phân thành 7 loại kho tàng:

  • Kho dự trữ quốc gia ngoài đô thị
  • Kho trung chuyển
  • Kho vật liệu xây dựng, vật tư và nguyên liệu phụ
  • Kho phân phối lương thực, thực phẩm
  • Kho lạnh
  • Kho dễ cháy nổ, kho nguyên liệu, kho bãi chứa chất thải rắn

Đất xây khu an nình quốc phòng

  • Đất làm căn cứ quân sự; đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; đất thuộc các khu vực mà Chính phủ giao nhiệm vụ riêng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, bảo vệ và sử dụng.
  • Đất làm ga, cảng quân sự; đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; đất làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trại giam giữ, cơ sở giáo dục.
  • Đất đối với đất xây dựng trụ sở.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Đất dân dụng và đất ngoài dân dụng? “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến bảo hộ logo công ty; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Chỉ tiêu đất dân dụng bình quân tối thiểu và tối đa toàn đô thị được quy định như thế nào?

Quy định theo từng loại đô thị. Đối với khu vực quy hoạch là nội thành, nội thị tại các đô thị loại đặc biệt thì áp dụng chỉ tiêu đất dân dụng bình quân toàn đô thị như quy định đối với đô thị loại I. Các đô thị khác thuộc đô thị loại đặc biệt căn cứ vào định hướng quy hoạch để áp dụng chỉ tiêu đối với đô thị cùng loại.

Chỉ tiêu đất dân dụng bình quân toàn đô thị được quy định như thế nào?

Được quy định: Với đô thị loại I, II: Đất bình quân là 45-60m2/người; Mật độ dân số là 220- 165/ha. Với đô thị loại III, IV: Đất bình quân là 50-80m2/người; Mật độ dân số là 200- 125/ha. Với đô thị loại IV: Đất bình quân là 70-100m2/người; Mật độ dân số là 145- 100/ha….

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.