Trộm cắp tài sản là hành vi vi phạm pháp luật; dù giá trị tài sản có nhỏ hay lớn đều là trộm cắp tài sản. Ở các vùng quê chăn nuôi động vật hay thả rông nên bị trộm bắt mất rất nhiều; đặc biệt là chó, mèo. Hiện nay tình trạng bắt trộm mèo ngày càng gia tăng do mèo là lại động vật thường được thả ra với mục đích bắt chuột nên nhiều đối tượng trộm cắp lợi dụng sơ hở này để thực hiện nhiều vụ trộm cắp mèo. Nhiều đối tượng đã bị chủ nhà bắt được và bị đánh do họ quá bức xúc. Vậy theo quy định đánh người trộm mèo sẽ bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Mức phạt đối với hành vi trộm chó mèo
Mức phạt với hành vi trộm cắp tài sản; theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; là phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
………”
Như vậy, người trộm mèo có thể bị phạt hành chính đến 02 triệu đồng.
Người trộm mèo còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 khi có hành vi như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
………”
Đánh người trộm mèo sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đánh người trộm mèo là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi trộm mèo hiện nay là hành vi gây bức xúc trong xã hội; đặc biệt là với những người yêu động vật; và mèo là loại động vật được nhiều người ưa thích coi như bạn bè; người thân. Việc mất đi chó mèo mà mình yêu thích trong nhiều trường hợp không thể được định giá bằng tiền; đôi khi những loài động vật này với người nuôi chúng là vô giá/ Do vậy khi phát hiện ra kẻ trộm mèo; nhiều người đã rất bức xúc không giữ được bình tĩnh nên đã đánh người; gây thương tích nặng cho các đối tượng trộm cắp.
Xử phạt hành chính hành vi đánh người trộm mèo
Việc đánh người trộm mèo sẽ bị pháp luật xử lý. Cụ thể, nếu đánh người trộm mèo và gây thương tích dưới 11% thì sẽ bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng về hành vi cố ý gây thương tích cho người khác theo điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;”
Ở đây người có hành vi đánh người trộm mèo sẽ bị xử phạt hành chính khi dùng các phương tiện thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích cố ý gây thương tích cho người khác. Vì vậy khi bắt được người trộm mèo khống chế được các đối tượng thì chủ nhà nên giao các đối tượng này cho công an; đừng vì bức xúc mà đánh các đối tượng này nhẹ thì bị xử phạt hành chính; nặng thì bị truy cứu hình sự bị phạt tù; do vậy chủ nhà khi bắt được các đối tượng trộm cắp phải thật bình tĩnh để không phải chịu phạt tù không đáng có như vậy.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi đánh người trộm mèo
Nếu đánh người người trộm mèo và gây thương tích trên 11%; hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp như: dùng hóa chất nguy hiểm; thực hiện với người dưới 16 tuổi; dùng hung khí nguy hiểm, … thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích.
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác41
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
……..”
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đánh đập, ngược đãi chó mèo có vi phạm pháp luật không?
- Để lại di chúc cho chó, mèo có được không?
- Duy Nến – Review méo mó ẩm thực Hà Nội có bị xử phạt hay không?
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng bị xử lý thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Đánh người trộm mèo sẽ bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Điều 66Luật Chăn nuôi 2018 có quy định chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
– Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y.
Căn cứ Khoản 6 Điều 15 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông quy định về xe phải thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe như sau:
– Xe bị mất cắp, chiếm đoạt không tìm được, chủ xe đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe.
Như vậy khi bị mất xe chủ xe có đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe thì giấy chứng nhận sẽ bị thu hồi.
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp tài sản.
Như vậy, trường hợp người ăn trộm gà bị bắt thì sẽ bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.