Mạng xã hội phát triển nhanh chóng; thay vì sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả; thì trong nhiều trường hợp người ta lại sử dụng để lan truyền những thông tin xấu; tiêu cực đến mọi người như đăng video mê tín dị đoan lên mạng. Vậy theo quy định hiện nay; hành vi đăng video mê tín dị đoan trên mạng xã hội xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Mê tín dị đoan là gì?
Theo Wikipedia thì mê tín là một cụm từ; chỉ những niềm tin trong một mối quan hệ nhân quả siêu nhiên; : một trong những sự kiện hay hành động sẽ dẫn đến các sự kiện; hay hành động khác mà không có bất kỳ quá trình vật lý nào liên kết hai sự kiện như điềm báo, phù phép. Mê tín mâu thuẫn với khoa học tự nhiên hay phản khoa học. Theo đó, hành nghề mê tín dị đoan sẽ bị xử phạt theo quy định.
Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ; không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình; cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng. Mê tín dị đoan bao gồm những hành vi ông đồng, bà cốt; tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành tháng dữ; tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao, cúng hạn, cúng kem; tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi.. hay cả đăng video mê tín dị đoan trên mạng xã hội; cũng cho thấy họ ủng hộ hay có biểu hiện hành vi mê tín dị đoan.
Hiện nay việc truyền tải, chia sẻ tư tưởng về mê tín dị đoan trong pháp luật là bị cấm vì những hậu quả xấu mà nó đem lại; làm cho con người tin vào những thứ hư vô, ảo ảnh không thực tế rồi từ đó gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe; làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Hành vi đăng video mê tín dị đoan trên mạng xã hội tùy vào mức độ và hậu quả hành vi gây ra có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đăng video mê tín dị đoan trên mạng xã hội xử phạt ra sao?
Xử phạt hành chính hành vi đăng video mê tín dị đoan trên mạng xã hội
Xử phạt vi phạm hành chính hành vi đăng video mê tín dị đoan trên mạng xã hội; theo Điểm b Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật
“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;”
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi đăng video mê tín dị đoan trên mạng xã hội
Hành vi đăng video mê tín dị đoan trên mạng xã hội gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 về tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:
1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm
- Xuyên tạc và xúc phạm tín ngưỡng bị xử phạt như thế nào?
- Xúc phạm di sản văn hóa phi vật thể bị xử phạt thế nào?
- Nam OK – Lời cảnh tỉnh cho những bạn trẻ thích thể hiện tốc độ
- Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước bị xử lý ra sao?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Đăng video mê tín dị đoan trên mạng xã hội xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 20 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: Cung cấp thông tin có nội dung cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng;
Như vậy, trường hợp tổ chức cung cấp thông tin thì có thể bị phạt đến 30 triệu đồng. Mức phạt này là mức phạt đối với tổ chức (Khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP).
Căn cứ Điểm b Khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, vi phạm quy định về tổ chức lễ hội, có quy định:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
Như vậy thì hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Theo Điều 8 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ban hành ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí như sau:
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:
b) Đăng, phát thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan;
…“
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật, thông tin vi phạm quy định pháp luật đã đăng, phát trên báo điện tử, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình