Đăng ký thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức thế nào?

13/11/2023
Đăng ký thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức thế nào?
255
Views

Chào Luật sư hiện nay quy định về việc kiểm định chất lượng đầu vào thế nào? Tôi nghe nói năm nay có thay đổi mới về việc thi công chức. Con tôi sắp thi công chức vào kho bạc nhà nước. Bây giờ tôi cũng đang tìm hiểu dần để có thể hỗ trợ con. Vậy thì con tôi nên đăng ký thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức thế nào để được vào vòng tiếp theo? Đăng ký thi kiểm định chất lượng đầu vào ở đâu theo quy định? Thi kiểm định chất lượng đầu vào thì cần ôn những nội dung gì? Những quy định liên quan đến đăng ký thi kiểm định chất lượng đầu vào ra sao? Mong được luật sư tư vấn giúp. Tôi cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về Đăng ký thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức chúng tôi tư vấn đến bạn thông tin sau:

Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Hiện nay theo quy định thì để tuyển dụng được công chức ngày càng hiệu quả, có đủ phẩm chất và năng lực cho vị trí công việc, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, đóng góp cho cộng đồng và đất nước. Do đó việc tuyển dụng công chức luôn được quan tâm và cải tiến. Quy định thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:

Để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị Trung ương lần thứ bảy, khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đặt ra yêu cầu: “Thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức để các địa phương, cơ quan, đơn vị lựa chọn, tuyển dụng theo yêu cầu, nhiệm vụ; đồng thời, nghiên cứu phân cấp kiểm định theo lĩnh vực đặc thù và theo vùng, khu vực”. Thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng, Khoản 6 Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 quy định sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau: “2. Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3  Điều 37 của Luật này. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch, thiết thực, hiệu quả. 3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này”.

Tiếp đó, Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 đề ra nhiệm vụ: “Xây dựng, ban hành các quy định thực hiện thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức, làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương lựa chọn, tuyển dụng theo yêu cầu, nhiệm vụ; tăng cường phân cấp kiểm định theo lĩnh vực đặc thù và theo vùng, khu vực”. 

Mục đích của việc thực hiện kiểm định chất lượng công chức đầu vào là gì?

Hiện nay việc thực hiện kiểm định chất lượng công chức đầu vào đã có những quy định mới tiến bộ hơn. Đó là bổ sung quy định về việc kiểm định chất lượng công chức đầu vào. Vậy lí do nào dẫn đến việc cần thiết phải thực hiện kiểm định chất lượng công chức đầu vào? Mục đích của việc thực hiện kiểm định chất lượng công chức đầu vào như thế nào?

Mục đích của thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức là nhằm thống nhất việc đánh giá, công nhận kiến thức nền tảng cần thiết đối với thí sinh trước khi tham gia tuyển dụng công chức tại cơ quan có thẩm quyền. Nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức được Nghị định số 06/2023/NĐ-CP quy định rõ:

1) Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật;

2) Bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm;

3) Kết quả kiểm định được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc;

4) Không hạn chế số lần được đăng ký dự kiểm định đối với mỗi thí sinh;

5) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Đăng ký thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức thế nào?

Hình thức thi kiểm định đầu vào công chức như thế nào?

Do việc thi kiểm định đầu vào công chức là quy định mới nên vẫn còn nhiều người cảm thấy thắc mắc. Trong đó những quy định như hình thức thi kiểm định đầu vào công chức hiện nay gồm những gì? Có được lựa chọn về hình thức để thi kiểm định đầu vào công chức được không? Quy định về hình thức thi kiểm định đầu vào là:

Hình thức kiểm định là thi trắc nghiệm trên máy vi tính với nội dung kiểm định là: “Đánh giá năng lực tư duy, năng lực ứng dụng kiến thức vào thực tiễn; hiểu biết chung, cơ bản của thí sinh về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan nhà nước; quản lý hành chính nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức, đạo đức công vụ; kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử”.

Kết quả kiểm định được xác định theo số câu trả lời đúng trong bài thi. Thí sinh trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên được xác định là đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Kết quả này được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc và có giá trị trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày có quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ. Trong thời hạn này, người đạt kết quả kiểm định được đăng ký thi tuyển công chức ở các cơ quan, tổ chức trong phạm vi toàn quốc. Bộ Nội vụ là cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức; việc kiểm định được tổ chức định kỳ 02 lần vào tháng 7 và tháng 11 hàng năm. Theo quy định tại Nghị định số 06/2023/NĐ-CP, từ ngày 01/8/2024 cơ quan tuyển dụng công chức chỉ tuyển dụng công chức đối với người đạt kết quả kiểm định. 

Đăng ký thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức thế nào?

Hiện nay còn một số người mong muốn được tham dự những kỳ thi tuyển chọn công chức. Với quy định mới hiện nay thì điều kiện đầu tiên chính là đăng ký thi kiểm định chất lượng đầu vào. Vậy để đăng ký thì những thủ tục này thực hiện thế nào và sự chuẩn bị gồm những gì? Quy định cần biết khi đăng ký thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức gồm có:

Tại Điều 3 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:

– Điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, cụ thể:

Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:

+ Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

+ Đủ 18 tuổi trở lên;

+ Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

+ Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

+ Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;

+ Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. 

– Những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức không được đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức, cụ thể:

+ Không cư trú tại Việt Nam;

+ Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích;

Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Đăng ký thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan như là tranh chấp đất đai không có giấy tờ… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Kiểm định chất lượng đầu vào công chức có các nội dung nào?

Cụ thể tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định nội dung kiểm định chất lượng đầu vào công chức bao gồm:
– Đánh giá năng lực tư duy, năng lực ứng dụng kiến thức vào thực tiễn;
– Hiểu biết chung, cơ bản của thí sinh về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan nhà nước;
– Quản lý hành chính nhà nước;
– Quyền, nghĩa vụ của công chức, đạo đức công vụ;
– Kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử.

Bao nhiêu tuổi thì được đăng ký dự thi kiểm định đầu vào công chức?

 Điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức:
+ Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
+ Đủ 18 tuổi trở lên;
+ Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
+ Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

 Trình tự tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức gồm những bước nào?

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định trình tự tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
– Hội đồng kiểm định thông báo danh sách và triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự kiểm định công chức trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày thông báo triệu tập thí sinh, Hội đồng kiểm định tiến hành tổ chức kiểm định.
– Việc tổ chức kiểm định được thực hiện trên máy vi tính. Kết quả kiểm định được thông báo cho thí sinh được biết ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài kiểm định và không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả kiểm định.
– Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ kiểm định, Hội đồng kiểm định báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức phê duyệt kết quả kiểm định; kết quả kiểm định được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.