Xin chào Luât sư 247, em là sinh viên mới đậu đại học, nay mới tìm được trọ nên phải đăng ký tạm trú cần giấy tờ gì? Thủ tục đăng ký tạm trú như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, đăng ký tạm trú là một trong những điều bắt buộc nếu bạn ở môt nơi ngoài nơi đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên. Vậy khi đăng ký thường trú bạn cần phải mang theo các loại giấy tờ gì? Thủ tục ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Tạm trú là gì?
Theo luật cư trú 2020 số 68/2020/Qh14 quy định như sau:
Nơi tạm trú: là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
Tạm trú là ở tạm thời, không ở thường xuyên một cách chính thức trong khoảng thời gian xác định. Nơi tạm trú
Theo quy định của pháp luật, việc tạm trú phải được đăng kí tại cơ quan có thẩm quyền ở địa phương nơi tạm trú.
Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định điều kiện đăng ký tạm trú như sau:
Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.
Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở như sau:
- Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
- Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật
- Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật
- Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Làm tạm trú cần giấy tờ gì?
Thei quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Cư trú 2020, hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
Đối với người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có văn bản đồng ý;
Giấy tờ, tài liệu chứng minh nơi đăng ký tạm trú là chỗ ở hợp pháp. Căn cứ Điều 5 Nghị định số 62/2021/NĐ-CP, các giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký tạm trú có thể là:
- Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở.
- Giấy tờ của cơ quan, tổ chức về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở… đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức.
- Hợp đồng mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở.
Khi đăng ký tạm trú trực tiếp tại cơ quan Công an hoặc đăng ký trực tuyến trên cổng dịch vụ công, người dân sẽ được cung cấp mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú.
Theo đó, người đăng ký tạm trú sẽ chỉ cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh nơi đăng ký tạm trú là chỗ ở hợp pháp và văn bản đồng ý cho người chưa thành niên đăng ký tạm trú nếu cha, mẹ/người giám hộ không ghi ý kiến trên tờ khai.
Thủ tục đăng ký tạm trú thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Cư trú, thủ tục đăng ký tạm trú được thực hiện như sau:
Bước 1: Người đăng ký tạm đến cơ quan đăng ký cư trú là Công an cấp xã nơi mình dự kiến tạm trú.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan Công an sẽ hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 2: Nộp lệ phí đăng ký cư trú căn cứ theo quy định riêng của từng địa phương.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú sẽ thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú.
Trường hợp từ chối đăng ký thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Mỗi lần đăng ký tạm trú có thời hạn tối đa là 02 năm. Trong 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú.
Thủ tục đăng ký tạm trú online
Bước 1: Đăng nhập Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú tại địa chỉ https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/.
Bước 2: Đăng nhập tài khoản Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Trường hợp chưa có tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia thì phải đăng ký để tạo tài khoản.
Bước 3: Chọn mục thủ tục Tạm trú.
Bước 4: Khai báo đầy đủ thông tin trên trang Khai báo tạm trú
Bước 5: Nhận kết quả giải quyết
Tương tự như đi đăng ký tạm trú trực tiếp, người dân cũng phải chờ giải quyết thủ tục trong 03 ngày làm việc.
Trường hợp được yêu cầu đến xuất trình các giấy tờ bản chính, người dân cần chấp hành để được đăng ký tạm trú.
Xóa đăng ký tạm trú như thế nào?
Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp người học tập, công tác, làm việc ở tại đơn vị đóng quân trong Công an nhân dân có trách nhiệm định kỳ hàng quý gửi danh sách kèm văn bản đề nghị xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú những trường hợp thuộc diện xóa đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 24 và Điều 29 Luật Cư trú tới cơ quan đăng ký cư trú nơi đơn vị đóng quân để xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú theo quy định.
Theo điều 29 Luật cư trú quy định xóa đăng ký tạm trú trong các trường hợp sau đây:
Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký tạm trú:
- Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết.
- Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú quy định tại Điều 35 của Luật này.
- Vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú từ 06 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác.
- Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
- Đã được đăng ký thường trú tại chính nơi tạm trú.
- Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác.
- Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý cho tiếp tục sinh sống tại chỗ ở đó.
- Người đăng ký tạm trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
Cơ quan đã đăng ký tạm trú có thẩm quyền xóa đăng ký tạm trú và phải ghi rõ lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký tạm trú.
Có thể bạn quan tâm
- Các trường hợp bị đóng mã số thuế là trường hợp nào?
- Làm sao để biết doanh nghiệp bị đóng mã số thuế?
- Tra cứu doanh nghiệp bằng mã số thuế như thế nào?
- Mẫu biên bản đối chất trong tố tụng dân sự mới 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Đăng ký tạm trú cần giấy tờ gì?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thẩm quyền đăng ký lại khai sinh; hợp thức hóa lãnh sự; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Trường hợp đăng ký tạm trú không đúng thẩm quyền, không đúng điều kiện và không đúng đối tượng quy định tại Điều 35 Luật Cư trú thì cơ quan đã đăng ký tạm trú ra quyết định huỷ bỏ việc đăng ký tạm trú. Trường hợp phức tạp thì báo cáo Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cơ quan đã đăng ký tạm trú xem xét ra quyết định hủy bỏ việc đăng ký tạm trú.
– Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định huỷ bỏ việc đăng ký tạm trú, cơ quan đã đăng ký tạm trú có trách nhiệm cập nhật việc hủy bỏ đăng ký tạm trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; thông báo bằng văn bản cho công dân nêu rõ lý do.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú năm 2020 nêu trên, việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của công dân. Do đó, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trong thời hạn quy định (30 ngày kể từ ngày đến sinh sống tại nơi ở trọ) thì có thể bị phạt.
Không phân biệt vấn đề cư trú, mà chỉ dựa trên vùng dịch, tỉnh, thành có dịch để xác định đối tượng tiêm chủng.