Đăng ký sở hữu trí tuệ là công việc rất quan trọng và cần thiết của chủ sở hữu để bảo vệ tài sản do mình tạo ra, việc đăng ký sẽ mang lại cho khách hàng độc quyền sử dụng sản phẩm đã đăng ký trên toàn thế giới. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về quy định đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về quyền sở hữu trí tuệ như sau: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Bởi vì các tài sản trí tuệ là kết quả của cả quá trình tư duy, sáng tạo nên dù những tài sản này không quy ra được giá trị vật chất cụ thể nhưng lại mang lại giá trị tinh thần to lớn và cũng mang lại những giá trị lợi ích khác mà cá nhân, doanh nghiệp cần.
Các tài sản trí tuệ có thể là tác phẩm, bài viết, sách, bài hát, kịch bản, phần mềm, logo, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, giống vật nuôi, cây trồng,… Ứng với mỗi loại tài sản trí tuệ là một loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ khác nhau, về cơ bản có thể chia ra làm các loại sau đây:
– Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp
+ Đăng ký nhãn hiệu
+ Đăng ký Sáng chế, giải pháp hữu ích
+ Đăng ký Kiểu dáng công nghiệp;
+ Đăng ký chỉ dẫn địa lý
– Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả và quyền liên quan.
+ Đăng ký xác lập quyền tác giả tại Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam hay gọi đơn giản là đăng ký bản quyền tác giả
+ Đăng ký xác lập quyền liên quan tại Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam bao gồm:
(i) Quyền liên quan cuộc biểu diễn
(ii) Quyền liên quan bản ghi âm, ghi hình
(iii) Quyền liên quan đến chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá;
– Quyền sở hữu trí tuệ với quyền cây trồng
Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
Quy trình Đăng ký sở hữu trí tuệ
Bước 1: Phân loại đối tượng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Việc xác định và phân loại đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ là rất quan trọng để việc đăng ký có thể tối đa được quyền của sản phẩm và đúng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Ví dụ: Logo, thương hiệu sẽ thuộc đối tượng đăng ký sở hữu công nghiệp (đăng ký nhãn hiệu) hoặc giải pháp tiết kiệm điện sẽ thuộc đối đối tượng đăng ký sáng chế
Bước 2: Xác định cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Hiện nay, tương ứng với 03 đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ sẽ do 03 cơ quan tiến hành thủ tục hành chính trong việc xác lập quyền cho chủ đơn đăng ký, với mỗi đối tượng chúng ta cần xác định sẽ tiến hành thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan nào. Cụ thể như sau:
– Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp sẽ được thực hiện thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu trí tuệ;
– Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan sẽ được thực hiện tại Cục Bản quyền Tác Giả;
– Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng sẽ được tiến hành xác lập quyền tại Cục Trồng Trọt;
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký sẽ được tiến hành bởi chủ đơn đăng ký hoặc người được chủ đơn ủy quyền. Chi tiết hồ sơ đăng ký như sau:
– Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm:
+ 02 bản tờ khai đăng ký của một trong các đối tượng sau: sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp ( theo mẫu của Cục SHTT);
+ 05 mẫu nhãn hiệu đình kèm với kích thước 8cm x 8 cm (áp dụng đối với việc đăng ký nhãn hiệu);
+ 02 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp kèm theo bản chụp sản phẩm đăng ký – Áp dụng đối với đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
+ 02 bản mô tả sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có), yêu cầu bảo hộ sáng chế (trường hợp đăng ký sáng chế)
+ 02 bản mô tả giải pháp hữu ích, yêu cầu bảo hộ (trường hợp đăng ký giải pháp hữu ích)
+ Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền;
+ Tài liệu khác liên quan (nếu có)
– Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ áp dụng cho quyền tác giả và quyền liên quan tác giả
+ Đơn đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả;
+ Giấy cam đoan của tác giả sáng tác ra tác phẩm;
+ Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng, văn bản chứng minh việc đi thuê bên khác sáng tạo ra tác phẩm;
+ Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm
+ Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cho đơn vị thứ 3 thực hiện việc đăng ký quyền tác giả;
+ Chứng minh thư nhân dân của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm (bản sao chứng thực)
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết thành thành lập….vv( bản sao chứng thực và áp dụng trường hợp chủ sở hữu tác phẩm là pháp nhân)
+ Văn bản đồng ý của các tác giả trong trường hợp tác phẩm đăng ký có nhiều tác giả;
+ 02 bản tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.
Lưu ý: Tác phẩm được nộp kèm theo hồ sơ đăng ký sẽ được Cục bản quyền trả lại 1 bản sau khi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký, phụ thuộc vào từng loại hình tác phẩm đăng ký mà sẽ có tác phẩm nộp khác nhau. Ví dụ: Khi đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc (bài hát), chủ sở hữu sẽ nộp kèm theo 02 bản in tác phẩm (bài hát bao gồm phần lời và phần nhạc)
– Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ với giống cây trồng
+ Tờ khai (đơn) đăng ký giống cây trồng theo mẫu;
+ Ảnh chụp kèm tờ khai về kỹ thuật theo mẫu quy định;
+ Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền cho việc đăng ký trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký;
+ Tài liệu khác như tài liệu chứng mình quyền của người nộp đơn; quyền được chuyển giao; quyền được hưởng ngày ưu tiên…vv
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan đăng ký
Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký, chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại các cơ quan tiến hành thủ tục hành chính nêu trên phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký.
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ từ cơ quan chức năng
Sau khi nộp xong hồ sơ đăng ký, hồ sơ sẽ chuyển qua các giai đoạn thẩm định khác nhau và thời gian sẽ kéo dài phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ. Ví dụ: Nhãn hiệu sẽ khoảng từ 20- 28 tháng, Kiểu dáng công nghiệp sẽ khoảng từ 14-17 tháng…vv.
Bảng giá dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247
Tại sao nên sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247
Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung; và kiến thức về thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:
- Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ khiến nhãn hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
- Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
- Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.
Lợi ích Luật Sư 247 mang lại cho khách hàng
- Sử dụng dịch vụ của Luật sư ; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
- Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247 sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
- Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Video Luật sư 247 giải đáp về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký bảo hộ logo, Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, dịch vụ đăng ký bảo hộ logo, Mẫu đơn Xác nhận tình trạng hôn nhân, Mẫu đơn đăng kỹ bảo hộ thương hiệu, Mẫu đơn đăng kỹ bảo hộ logo, mã số thuế cá nhân tra cứu, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Facebook: https://www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Cục sở hữu trí tuệ:
386 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Tổng đài: (04) 3858 3069, (04) 3858 3425, (04) 3858 3793, (04) 3858 5156.
– Cục bản quyền tác giả
Số 33 Ngõ 294/2 phố Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội
– Cục Trồng Trọt
Nhà A6, 2, Ngọc Hà, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nội
Chi phí sẽ bao gồm các chi phí cho từng đối tượng đăng ký cụ thể, khoản phí này sẽ được cơ quan đăng ký quy định (phí này sẽ được gọi chung là phí nhà nước). Ngoài ra, khi khách hàng tiến hành sử dụng dịch vụ đăng ký của công ty cung cấp dịch vụ, khách hàng sẽ phải thanh toán thêm chi phí dịch vụ (gọi chung là phí dịch vụ).
Tùy thuộc vào từng đối tượng bảo hộ sở hữu trí tuệ thời gian đăng ký sẽ khác nhau.
Ví dụ: Đăng ký quyền tác giả khoảng 15 ngày làm việc nhưng đăng ký nhãn hiệu mất đến gần 3 năm