Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Như vậy, nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân,… chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân,… đó tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Tại bài viết dưới đây Luật sư 247 sẽ hướng dẫn cách đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam như thế nào
Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều đưa ra định nghĩa nhãn hiệu dựa trên những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó nên cũng có những điểm khác nhau.
Mặc dù có những điểm khác nhau trong quy định pháp luật của mỗi quốc gia nhưng điểm giống nhau cơ bản là nhãn hiệu phải có chức năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau. Bên cạnh đó, pháp luật các nước cũng như các Điều ước quốc tế đều không liệt kê một danh sách các dấu hiệu cụ thể mà chỉ đưa ra các loại dấu hiệu phổ biến có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Như vậy, ta thấy mục tiêu chính của nhãn hiệu là phân biệt, là căn cứ để người tiêu dùng biết đây là sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình, chứ không phải của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, rất dễ xảy ra trường hợp nhãn hiệu đi đăng ký của các doanh nghiệp trông khá tương tự và dễ gây nhầm lẫn với nhau nên pháp luật quy định khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ngay lập tức mà phải trải qua bước thẩm định.
Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký bảo hộ
Trước khi nộp mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, người nộp đơn cần thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu sơ bộ và tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu.
Bước tra cứu chuyên sâu trước khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu là cần thiết vì đây là hệ cơ sở dữ liệu chính thức giúp người dự định nộp đơn đăng ký biết được nhãn hiệu của mình có khả năng đăng ký thành công hay không. Khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu, các doanh nghiệp nên chú ý so sánh nhãn hiệu mình dự định đăng ký với các nhãn hiệu đang hoặc đã đăng ký khác để đánh giá khả năng thành công. Trường hợp phổ biến nhất khiến doanh nghiệp không đăng ký thành công nhãn hiệu là nhãn hiệu mình dự định đăng ký trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác.
Sau khi tiến hành tra cứu và nhận thấy triển vọng đăng ký thành công, doanh nghiệp sẽ nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và nộp lệ phí đăng ký
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các hình thức sau:
- Nộp đơn trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Thành phố Đà Nẵng.
- Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn thông qua hệ thống bưu điện đến trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ.
- Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
Ngay khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn phải nộp lệ phí đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định hình thức: 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Thời hạn công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng
Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng
Bước 4: Thông báo dự định cấp/ từ chối cấp văn bằng
Kết thúc thời gian thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và ghi rõ lý do.
Bước 5: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng, người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu.
Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- 05 mẫu nhãn hiệu kềm theo Tờ khai đơn;
- Chứng từ đã nộp lệ phí;
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ);
- Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu về quy chế sử dụng nhãn hiệu, thuyết minh và các tài liệu chứng minh liên quan.
Bảng giá dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247
Tại sao nên sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247
Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung; và kiến thức về thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:
- Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ khiến nhãn hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
- Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
- Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.
Lợi ích Luật Sư 247 mang lại cho khách hàng
- Sử dụng dịch vụ của Luật sư ; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
- Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247 sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
- Chi phí dịch vụ đăng ký nhãn hiệu là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Video Luật sư 247 giải đáp về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, mã số thuế cá nhân tra cứu, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó;
– Giúp khách hàng, người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, tên tuổi của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
– Tổ chức, cá nhân xây dựng nhãn hiệu nếu không thực hiện việc đăng ký bảo hộ sẽ có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý như việc nhãn hiệu này đã bị trùng hoặc cá nhân, tổ chức khác lợi dụng nhãn hiệu để thu lợi bất chính.
– Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro pháp lý liên quan, được bảo vệ cá nhân, tổ chức trong quá trình được sử dụng nhãn hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
– Tờ khai đăng ký;
– Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng ký;
Cụ thể: đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, phải có mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu trong tờ khai.
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Nếu thiếu một trong các tài liệu nói trên, Cục Sở hữu trí tuệ có quyền từ chối tiếp nhận đơn.