Hiện nay, Việt Nam đang là thành viên của nhiều công ước quốc tế, thoả ước quốc tế về hợp tác kinh doanh. Trong đó có quy định các quốc gia công nhận quyền sở hữu công nghiệp trong đó có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của các nước thành viên cùng ký kết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc quy định về đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Mời bạn đọc quan tâm theo dõi.
Quy định điều kiện đối với nhãn hiệu, tên thương mại quốc tế
Tên thương mại
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với tên thương mại, chủ thể có tên thương mại phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể hiện thời gian, lãnh thổ, lĩnh vực trong đó tên thương mại đã được chủ thể đó sử dụng.
Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
Nhãn hiệu
Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa được hiểu là một dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Do vậy, nhãn hiệu cần bảo đảm các yếu tố sau
– Nhãn hiệu (logo) phải có đường nét, họa tiết rõ ràng;
– Kích cỡ tối đa của nhãn hiệu là 8 x 8 cm;
– Nhãn hiệu có thể được in mầu hoặc in đen trắng;
– Một nhãn hiệu có thể được kết hợp ba yếu tố chính: Phần hình, phần chữ và câu slogan;
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid (sau đây gọi là “nhãn hiệu đăng ký quốc tế”) được xác lập trên cơ sở quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp theo yêu cầu của chủ nhãn hiệu. Quyết định và giấy chứng nhận nói trên có giá trị như văn bằng bảo hộ cấp cho người đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
Quy định về đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ khác nhau
Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký nhãn hiệu: bao gồm các tài liệu sau đây:
– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
– Tài liệu, mẫu vật, thông tin nhãn hiệu : Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
+ Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
+ Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
– Với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải kèm theo quy chế sử dụng
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).”
– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
– Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
+ Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
+ Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.
– Chứng từ nộp phí, lệ phí. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)
Đơn đăng ký và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước phải được làm bằng tiếng Việt trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu: Giấy uỷ quyền; Tài liệu chứng minh quyền đăng ký; Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên; Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
– 02 Tờ khai yêu cầu đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam, đánh máy theo mẫu số: 06-ĐKQT Phụ lục C của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
– 02 bản Tờ khai MM2;
– 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo (Trường hợp đăng ký là nhãn hiệu màu thì ngoài 05 mẫu nhãn hiệu màu, người nộp đơn cần nộp 05 mẫu nhãn hiệu đen, trắng);
– Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam được nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Bản phô tô đơn đăng ký cơ sở hoặc bản phô tô Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
– 02 bản MM18 trong trường hợp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định vào Hoa Kỳ;
– Chứng từ nộp phí thẩm định sơ bộ hình thức nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ;
– Chứng từ nộp phí nộp cho Văn phòng quốc tế.
Lưu ý: Trường hợp nộp hồ sơ đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
Thời hạn giải quyết:
Đơn đăng ký quốc tế sẽ được chuyển cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ đơn hợp lệ.
Bảng giá dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247
Tại sao nên sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247
Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung; và kiến thức về thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:
- Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ khiến nhãn hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
- Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
- Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.
Lợi ích Luật Sư 247 mang lại cho khách hàng
- Sử dụng dịch vụ của Luật sư ; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
- Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247 sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
- Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Video Luật sư 247 giải đáp về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đăng ký nhãn hiệu quốc tế”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xác nhận độc thân, mã số thuế cá nhân tra cứu, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Facebook: https://www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là việc chủ sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại một hoặc nhiều quốc gia trên thế giới để mở rộng phạm vi bảo hộ về lãnh thổ đối với nhãn hiệu của mình. Tránh trường hợp các chủ thể khác ở nước ngoài có hành vi xâm phạm nhãn hiệu của mình.
Hiện nay các văn bản quốc tế (Công ước, Thỏa ước, Hiệp định, Nghị định thư,..) liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm có:
Công ước Paris 1883 về Bảo hộ sở hữu công nghiệp áp dụng cho sở hữu công nghiệp theo nghĩa bao gồm sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và chống cạnh tranh không lành mạnh;
Hiệp định TRIPs 1994 – Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT;
Các Hiệp định song phương và khu vực Việt Nam đã tham gia ký kết: Hiệp định khung ASEAN về hợp tác SHTT; Hiệp định song phương VN – Mỹ; Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật bản,…
Thứ nhất là hình thức đăng ký nhãn hiệu thông quan hệ thống nộp đơn quốc tế hệ thống nộp đơn theo thỏa ước Madrid. Là hình thức nộp đơn đơn ký quốc tế đối với các nước là thành viên của thỏa ước Madrid.
Thứ hai là hình thức nộp đơn trực tiếp tại các nước chỉ định đăng ký. Chủ nhãn hiệu có thể nộp đơn theo thủ tục của từng quốc gia cho Cơ quan nhãn hiệu của quốc gia đó, ví dụ tại Thái Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản…Sử dụng các công ty luật làm đại diện của mình tại quốc gia đó, hoặc sử dụng dịch vụ của các công ty đại diện sở hữu công nghiệp để thực hiện thủ tục đăng ký.Thời hạn xem xét đơn tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia đó, thủ tục này rất khác nhau ở từng quốc gia.