Có thể thấy, những thương hiệu có những logo nổi bật như Starbucks, Cocacola, Adidas, Apple,… có hàng ngàn phiên bản đạo nhái. Để tránh những trường hợp bị đạo nhái logo ảnh hưởng đến uy tín và khả năng nhận diện của khách hàng, các nhân/tổ chức cần đăng ký bảo hộ logo của mình.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là bảo hộ logo?
Đăng ký bảo hộ logo là cách thức cá nhân, công ty, doanh nghiệp bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Một logo được bảo hộ giúp chủ sở hữu chống lại những hành vi ăn cắp, bắt chước hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Doanh nghiệp có thể lựa chọn hai hình thức bảo hộ là đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ , thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc đăng ký bản quyền tác phẩm Mỹ thuật ứng dụng tại Cục Bản quyền tác giả, thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Quy định về đăng ký bảo hộ logo
Các hình thức đăng ký:
Theo quy định của pháp luật Văn bản hợp nhất Sở hữu trí tuệ năm 2019 hiện hành thì logo có thể được đăng ký dưới 2 hình thức:
- Đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Điều 14, Khoản 6 Luật SHTT; hoặc
- Đăng ký bản quyền tác giả dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng theo quy định tại Điều 14, Khoản 1, Điểm g Luật SHTT.
Điều kiện chung để logo được đăng ký bảo hộ
Để đáp ứng các điều kiện đăng ký bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu, cần đáp ứng như sau:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
- Có khả năng phân biệt (không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với logo khác) cho cùng đối tượng cung cấp dịch vụ
Logo được bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả (tác phẩm mỹ thuật ứng dụng) nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Tính sáng tạo. Tính sáng tạo hay là tính nguyên gốc là tác phẩm được tác giả sáng tạo ra một cách trực tiếp, tạo ra lần đầu tiên, độc lập và không sao chép từ tác phẩm của người khác.
- Được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tác phẩm mỹ thuật ứng dụng sẽ không được bảo hộ nếu nó thể hiện dưới dạng một ý tưởng mà phải được định hình dưới dạng vật chất nhất định (hay còn gọi là vật chất hóa) như được chạm khắc trên tủ, vẽ hoặc in trên bao bì, tạo hình trên đồ gốm.
Thủ tục đăng ký bảo hộ logo
Thủ tục đăng ký bảo hộ logo dưới hình thức nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ:
Bước 1: Thiết kế mẫu logo cần bảo hộ
Khi thiết kế logo chúng ta cần cố gắng thể hiện tối đa giá trị của công ty trên phương diện hình ảnh vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa diễn tả được nội dung thông điệp muốn truyền tải.
Logo phải là duy nhất, không vi phạm các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu.
Bước 2: Phân nhóm hàng hóa/dịch vụ
Đây là thủ tục bắt buộc khi đăng ký logo dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu. Hàng hóa/dịch vụ được phân nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa/dịch vụ theo thoả ước Ni-xơ.
Bước 3: Tra cứu khả năng bảo hộ logo
Tra cứu logo để xem logo có dấu hiệu trùng lặp, tượng tự gây nhầm lẫn với những logo đã được bảo hộ hay có phạm phải các điều kiện quy định tại Điều 74 luật Sở hữu trí tuệ thì hay không.
Đây là thủ tục không bắt buộc, nhưng lại rất quan trọng bước đầu đánh giá được khả năng bảo hộ của logo.
Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ logo
Để đăng ký bảo hộ logo, cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các tài liệu mà chúng tôi đã nêu ở bên trên để xin cấp Văn bằng bảo hộ.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ logo gồm có:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (logo) theo mẫu của Cục SHTT;
- Nhóm sản phẩm/dịch vụ mà logo muốn đăng ký bảo hộ;
- 05 mẫu logo (nhãn hiệu) in trên giấy A4;
- Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền của chủ sở hữu;
- Tài liệu khác liên quan (nếu có)
Bước 5: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ logo
Hồ sơ đăng ký bảo hộ logo nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến trụ sở chính Cục sở hữu trí tuệ ở Thanh Xuân, Hà Nội hoặc hai văn phòng đại diện tại Quận 1, Tp Hồ Chí Minh và Quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng.
Bước 6: Thẩm định hình thức đơn
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định việc tuân thủ hình thức đối với đơn đăng ký bảo hộ:
- Trường hợp đơn hợp lệ, Cục thông báo chấp nhận đơn hợp lệ cho người nộp đơn để tiến hành giai đoạn tiếp theo;
- Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục thông báo không chấp nhận đơn hợp lệ bằng văn bản để người nộp đơn sửa đổi, bổ sung.
Bước 7: Công bố đơn
Đơn đăng ký sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng sau khi có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Bước 8: Thẩm định nội dung đơn
Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung để đánh giá khả năng bảo hộ của logo trong đơn theo các điều kiện quy định, qua đó làm căn cứu để xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ không quá 09 tháng kể từ ngày đơn đăng ký được công bố.
Bước 9: Quyết định cấp/từ chối cấp Văn bằng bảo hộ logo
- Nếu logo đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ và nộp các khoản chi phí đăng ký bảo hộ logo đầy đủ, đúng hạn Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp Văn bằng bảo hộ. Đồng thời ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
- Nếu logo không đáp ứng được các điều kiện bảo hộ, Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ và gửi thông báo bằng văn bản lý do từ chối, yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung.
Thủ tục đăng ký bảo hộ logo dưới hình thức bản quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả:
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
Hồ sơ đăng ký gồm:
- Tờ khai đăng ký của bản quyền tác giả
- 02 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố.
- Hai bản sao chứng minh nhân dân của tác giả có công chứng
- Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả
- Giấy uỷ quyền của tác giả nếu nộp đơn theo ủy quyền
- Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không sao chép tác phẩm (logo) từ tổ chức, cá nhân khác
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Giá đăng ký bảo hộ logo
Chi phí nhà nước phải nộp:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì lệ phí Nhà nước được quy định theo mức như sau:
– Lệ phí nộp đơn (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ): 180.000
Nếu đơn đăng ký logo có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 30.000
– Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên cho mỗi đơn (nếu có yêu cầu): 600.000
– Phí thẩm định nội dung (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ): 300.000
Nếu đơn đăng ký logo có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 60.000
– Phí tra cứu thông tin (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ): 60.000
Nếu đơn đăng ký logo có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 24.000
– Lệ phí công bố đơn: 120.000
– Lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký logo: 120.000
– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng đăng ký logo: 120.000
– Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký logo: 120.000
Thông thường, chi phí cho việc đăng ký logo với 01 logo/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ/tối đa 06 sản phẩm/dịch vụ: 1.000.000 VNĐ (phí nộp đơn đăng ký) + 360.000 VNĐ (phí cấp giấy chứng nhận đăng ký logo) = 1.360.000 VNĐ
Dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo của Luật Sư 247
Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh, dễ biến đổi. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ Logo có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng. Trong khi đó, quy trình đăng ký bảo hộ logo với nhiều thủ tục, nếu các doanh nghiệp tự thực hiện sẽ gặp nhiều rủi ro. Việc sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo của Luật Sư 247 sẽ khiến quý khách yên tâm trong từng khâu thực hiện:
- Tư vấn về giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc đăng ký bảo hộ Logo.
- Tư vấn hình thức phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
- Biên soạn hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.
- Là đại diện thay cho khách hàng tiến hành nộp hồ sơ đăng ký, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí.
- Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
- Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có).
- Tiếp nhận các loại giấy chứng nhận Đăng ký bảo hộ Logo và bàn giao tới Quý khách hàng.
- Làm khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (nếu có).
- Tư vấn xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với Logo đã đăng ký (nếu có).
Chi phí dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo của Luật sư 247
Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Mời bạn tham khảo bảng dịch vụ đăng ký bảo hộ logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của chúng tôi
Video Luật sư 247 giải đáp về Đăng ký bảo hộ Logo
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đăng ký logo thương hiệu độc quyền theo quy định của pháp luật
- Tra cứu thương hiệu được bảo hộ như thế nào?
- Tư vấn bảo hộ thương hiệu năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Đăng ký bảo hộ logo theo quy định như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn. Nếu quý khách có nhu cầu khác như soạn thảo giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, Tra cứu thông tin quy hoạch, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Logo công ty và icon nhận dạng của công ty được xem là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp.
Nên đăng ký bảo hộ đối với những sản phẩm xuất khẩu ra thị trưởng quốc tế, để tránh trường hợp bị chủ thể tại nước dự kiến xuất khẩu đăng ký bảo hộ trước thì mình sẽ mất quyền đăng ký bảo hộ và có thể hàng hóa của mình sẽ bị cấm nhập khẩu
Để tăng cường và mở rộng cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chống lại các hành vi sao chép, bắt chước, Doanh nghiệp nên xem xét bảo hộ logo đồng thời theo hai phương án là Đăng ký Nhãn hiệu và Đăng ký Bản quyền.