Đặc điểm của tội phạm công nghệ cao theo quy định pháp luật

05/05/2022
Đặc điểm của tội phạm công nghệ cao theo quy định mới
1290
Views

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi tội phạm công nghệ cao có nghĩa là thế nào? Gần đây, email công việc của tôi liên tục có thông báo đăng nhập bất thường. Tôi hiện là giám đốc kinh doanh của công ty sản xuất vật liệu xây dựng. Đặc điểm của tội phạm công nghệ cao theo quy định mới là gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Internet và công nghệ phát triển mang đến nhiều mặt tích cực. Tuy nhiên bên cạnh đó là sự xuất hiện của tội phạm công nghệ cao gây ra không ít những vấn đề tiêu cực, ảnh hưởng đến xã hội. Không những vậy, loại tội phạm này còn đe dọa đến an ninh – chính trị của quốc gia. Vậy đặc điểm của tội phạm công nghệ cao là gì? Luật sư 247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé:

Tội phạm công nghệ cao là gì?

Tội phạm công nghệ cao là loại tội phạm sử dụng internet, mạng viễn thông, mạng máy tính và các thiết bị số để thực hiện hành vi phạm tội như: xâm phạm dữ liệu hệ thống gây ảnh hưởng và thiệt hại đến người dùng, thực hiện các hành vi lừa đảo, trốn thuế,…gây ra các mối đe dọa, làm sai lệch thông tin. Những hành vi mà tội phạm công nghệ cao gây ra không chỉ ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích của cá nhân, tập thể mà còn có nguy cơ xâm hại đến lợi ích của Nhà nước. Chính vì vậy nên hiện nay, loại tội phạm này được xếp vào nhóm tội phạm hình sự.

Đặc điểm của tội phạm công nghệ cao theo quy định mới
Đặc điểm của tội phạm công nghệ cao theo quy định mới

Đặc điểm của tội phạm công nghệ cao

Tương tự như tội phạm truyền thống, tội phạm công nghệ cao cũng thực hiện các hành vi phạm tội nhằm mục đính tư lợi cá nhân. Tuy nhiên, chúng sử dụng các loại công cụ hiện đại và tiên tiến hơn là thiết bị công nghệ và mạng. Chỉ với một chút sơ hở, người dùng internet có thể dễ dàng bị chúng đánh cắp thông tin, rút tiền trong tài khoản ngân hàng,…dù ở khoảng cách hàng nghìn ki-lô-mét. Dưới đây là một số thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao thường dùng hiện nay:

  • Sử dụng các tài khoản mạng xã hội, blog cá nhân,…để thực hiện các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, thành lập băng nhóm, phát tán virus,….
  • Sử dụng mạng Botnet cùng các công cụ khác để đánh cắp thông tin của ngân hàng, chính phủ và các tổ chức.
  • Sử dụng các phần mềm gián điệp, điều khiển từ xa để lấy cắp, phá hoại dữ liệu nhằm gây ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế quốc gia.
  • Lấy cắp dữ liệu cá nhân trên các thiết bị công nghệ để thực hiện các hành vi phạm tội.
  • Đánh cắp thông tin thẻ ngân hàng của người khác để rút tiền, thanh toán dịch vụ, mua hàng hóa,…nhằm hưởng lợi bất chính.
  • Lừa đảo thông qua bán hàng trên mạng.
  • Truy cập trái phép mạng viễn thông để ăn cắp cước viễn thông.
  • Sử dụng mạng để truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.

 Phân loại trong nghiên cứu tội phạm sử dụng công nghệ cao

Tội phạm sử dụng công nghệ cao được phân loại dựa vào nhiều tiêu chí phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu khác nhau. Cách phân loại phổ biến trên thế giới là phân loại tội phạm sử dụng công nghệ cao theo cách thức, mục tiêu thực hiện tội phạm. Ví dụ như trong bài viết: Máy tính và Internet: Dưới góc nhìn tội phạm học, nhóm tác giả Masoud Nosrati, Mehdi Hariri, Alireza Shakarbeygi đã phân loại tội phạm này thành 2 nhóm.

Nhóm thứ 1: Tội phạm có mục tiêu chính là mạng máy tính và thiết bị bao gồm: Virus máy tính; Tấn công từ chối dịch vụ; mã độc (“Crimes that primarily target computer networks or devices include: Computer viruses; Denial-of-service attacks; Malware (malicious code)”).

Nhóm thứ 2: Tội phạm sử dụng mạng máy tính hoặc thiết bị để làm gia tăng hiệu quả phạm tội bao gồm: Đe dọa quấy rối trên mạng; lừa đảo trộm cắp thông tin nhân thân; chiến tranh thông tin; gửi thông điệp lừa đảo

Theo cách thức phân loại như trên, tội phạm sử dụng công nghệ cao gồm các loại đó là: Tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông gây tổn hại tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính khả dụng của hệ thống máy tính và Tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông làm công cụ, phương tiện phạm tội.

Các phương thức phạm tội chủ yếu của tội phạm công nghệ cao

Thứ nhất, các đối tượng sẽ giả danh cán bộ Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án gọi điện cho người dân để thực hiện hành vi lừa đảo, gây sức ép, yêu cầu khác nhau như: Phục vụ điều tra, làm người dân hoang mang… Từ đó, phải chuyển một số tiền lớn vào một tài khoản do các đối tượng này cung cấp.

Thứ hai, lừa đảo qua mạng xã hội.

Thứ ba, tấn công mạng để chiếm đoạt thông tin, tài khoản, cụ thể như: Tấn công hộp thư điện tử, thay đổi nội dung các thư điện tử, nội dung các giao dịch, hợp đồng thương mại để chiếm đoạt tài sản; hoặc giả mạo các trang thông tin điện tử, các dịch vụ trực tuyến để lấy cắp thông tin tài khoản của khách hàng và rút tiền.

Thứ tư, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động thương mại điện tử như: Các đối tượng mở các trang cá nhân bán hàng online, đặt hàng, sau đó quảng cáo, rao bán các mặt hàng, yêu cầu bị hại chuyển khoản đặt cọc.

Thứ năm, thông qua hình thức kinh doanh đa cấp hoặc qua các sàn giao dịch ảo (sàn vàng, ngoại tệ, bất động sản), tự lập hoặc đứng ra làm đầu mối cho sàn giao dịch nước ngoài để lôi kéo khách hàng mở tài khoản giao dịch để chiếm đoạt tiền đầu tư.

Thứ sáu, giả mạo cán bộ ngân hàng yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến các giao dịch ngân hàng của người dân để chiếm đoạt tài sản.

Đặc điểm của tội phạm công nghệ cao theo quy định pháp luật
Đặc điểm của tội phạm công nghệ cao theo quy định mới

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Đặc điểm của tội phạm công nghệ cao theo quy định mới”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam; giải thể công ty; tạm ngưng công ty; thành lập công ty tnhh….của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có được quy định cụ thể thành một tội danh trong BLHS không?

Tội phạm sử dụng công nghệ cao không phải là một tội danh độc lập được quy định trong Bộ luật Hình sự mà đó là tổ hợp của những tội phạm sử dụng tri thức về công nghệ cao để xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. 

Tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là như thế nào?

Sử dụng thông tin tải khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc làm giả thẻ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hoá, dịch vụ; lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng

Đặc trưng của tội phạm công nghệ cao là gì?

Thứ nhất: Tội phạm công nghê cao sử dụng công cụ riêng phạm tội.Tội phạm sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật, móc móc hiện đại tinh vi để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Tội phạm công nghệ cao có thể tấn công website của các tổ chức, chính phủ; sử dụng mạng xã hội thực hiện các hành vi xâm phạm đến an ninh quốc gia;…
Thứ hai: Tội phạm công nghệ cao có trình độ nhất định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.