Công ty giải thể có bồi thường hợp đồng không?

27/04/2023
Công ty giải thể có bồi thường hợp đồng không?
292
Views

Xin chào Luật sư, tôi hiện đang làm tại một công ty may mặc trên địa bàn tỉnh Hải Dương, tôi đã làm được sáu năm, có ký kết hợp đồng và tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ. Tuy nhiên thời gian gần đây do tình hình kinh doanh công ty khó khăn nên công ty có thông báo sắp tiến hành giải thể. Tôi thắc mắc rằng khi công ty giải thể có bồi thường hợp đồng không? Khi công ty tiến hành giải thể thì tôi sẽ nhận được những khoản trợ cấp gì? Mong luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247, bạn hãy theo dõi sự giải đáp thắc mắc trên của chúng tôi gửi đến bạn tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Giải thể được hiểu là như thế nào?

Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) định nghĩa: Giải thể doanh nghiệp “là thù tục chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp với tư cách là một chủ thể kinh doanh bằng cách thanh lý tài sản của doanh nghiệp để trả nợ cho các chủ nợ”. Giải thể trước hết là hoạt động do doanh nghiệp tiến hành vói các công việc chính là thanh lý tài sản và thanh toán nợ, tiến tới châm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp để rút khỏi thị trường. Nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức, cá nhân có liên quan khi doanh nghiệp giải thể, pháp luật quy định điều kiện, thủ tục tiến hành giải thể, bảo đảm cho việc doanh nghiệp chỉ chấm dứt tồn tại và rút khỏi thị trường khi hoàn thành các nghĩa vụ đã tạo lập trong quá trình hoạt động.

Như vậy, có thể hiểu: Giải thể doanh nghiệp là quá trình chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán hoặc bảo đảm thanh toán các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp.

Điều kiện để công ty thực hiện giải thể là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp như sau:

Điều 207. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Công ty giải thể có bồi thường hợp đồng không?
Công ty giải thể có bồi thường hợp đồng không?

Theo quy định của pháp luật không quy định gì thêm về điều kiện giải thể của doanh nghiệp bảo hiểm, tuy nhiên về trường hợp được giải thể của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về các trường hợp giải thể của công ty bảo hiểm bao gồm:

– Hết thời hạn hoạt động theo quy định tại Giấy phép mà không đề nghị gia hạn hoặc có đề nghị gia hạn nhưng không được tiếp tục gia hạn.

– Tự nguyện giải thể, chấm dứt hoạt động nếu có khả năng thanh toán các khoản nợ.

– Bị thu hồi Giấy phép.

– Mất khả năng thanh toán theo quyết định của Bộ Tài chính (chỉ áp dụng đối với chi nhánh nước ngoài).

– Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bị rút Giấy phép, hết thời hạn hoạt động hoặc bị giải thể, phá sản (chỉ áp dụng đối với chi nhánh nước ngoài).

Công ty giải thể có bồi thường hợp đồng không?

Căn cứ theo Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

“Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật

…”

Theo quy định hợp đồng lao động chấm dứt khi người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. Tức trong trường hợp này người sử dụng lao động là pháp nhân chấm dứt hoạt động (giải thể), do đó hợp đồng lao động giữa bạn và công ty ký kết bị chấm dứt.

Mặt khác Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.”

Theo quy định khi hợp đồng lao động chấm dứt thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Như vậy, khi công ty giải thể người lao động ngoài được nhận khoản tiền nợ lương mà công ty còn nợ, tiền bảo hiểm xã hội thì người lao động còn nhận được trợ cấp thôi việc do người sử dụng lao động chi trả.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Công ty giải thể có bồi thường hợp đồng không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về giá thuê dịch vụ thám tử. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp:

Doanh nghiệp tiến hành giải thể tự nguyện như thế nào?

Doanh nghiệp tiến hành giải thể tự nguyện khi:
– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
– Theo nghị quyết; quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên; chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể là gì?

Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp bị nghiêm cấm thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;
b) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
c) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
d) Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
đ) Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
e) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
g) Huy động vốn dưới mọi hình thức.

Thanh toán các khoản nợ của công ty khi giải thể theo thứ tự như thế nào?

Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
Nợ thuế;
Các khoản nợ khác.
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.